Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo của dàn sao Việt

GD&TĐ - Cũng như nhiều người con đất Việt, các nghệ sĩ cũng làm mâm cơm cúng tươm tất để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp quan trọng trong văn hóa của người Việt. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ.

Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp.

Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của con người.

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời.

Cũng như nhiều người con đất Việt, các nghệ sĩ cũng làm mâm cơm cúng tươm tất để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Ngọc Hà – vợ NSND công Lý đã chuẩn bị mâm cúng ông Công, ông Táo từ rất sớm. Trên trang cá nhân, Ngọc Hà viết: Ra ban công hái một bông hoa hồng. Làm cỗ sớm tiễn ông Táo về chầu trời! Tết đến gần lắm rồi ạ.

Ngọc Hà – vợ NSND công Lý đã chuẩn bị mâm cúng ông Công, ông Táo từ rất sớm. Trên trang cá nhân, Ngọc Hà viết: Ra ban công hái một bông hoa hồng. Làm cỗ sớm tiễn ông Táo về chầu trời! Tết đến gần lắm rồi ạ.

NSND Tự Long rộn ràng chuẩn bị cho việc cúng ông Công, ông Táo.

NSND Tự Long rộn ràng chuẩn bị cho việc cúng ông Công, ông Táo.

Nữ diễn viên Bảo Thanh nền nã trong tà áo dài bên mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.

Nữ diễn viên Bảo Thanh nền nã trong tà áo dài bên mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.

Nhân ngày cúng ông Công, ông Táo, trên trang cá nhân, MC Nguyên Khang chia sẻ: "Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Các nhà hàng Chả cá Đế Vương làm cơm cúng ông Táo, Ông Công sớm hơn năm ngoái. Sau đó cùng nhân viên có những buổi liên hoan nho nhỏ để ôn lại công việc một năm đã qua, Cầu chúc một năm mới mọi người được mạnh khoẻ, hạnh phúc, các nhà hàng kinh doanh thuận lợi, đông khách.

Nhân ngày cúng ông Công, ông Táo, trên trang cá nhân, MC Nguyên Khang chia sẻ: "
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.
Các nhà hàng Chả cá Đế Vương làm cơm cúng ông Táo, Ông Công sớm hơn năm ngoái. Sau đó cùng nhân viên có những buổi liên hoan nho nhỏ để ôn lại công việc một năm đã qua, Cầu chúc một năm mới mọi người được mạnh khoẻ, hạnh phúc, các nhà hàng kinh doanh thuận lợi, đông khách.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ