Người dân cần gì?

GD&TĐ - “Khúc ruột miền Trung” năm nào cũng phải hứng chịu những tổn thất bởi thiên tai. Năm nay, những tổn thất càng nặng nề hơn bởi những yếu tố được coi là “dị thường”.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Phát biểu tại Phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, kế hoạch năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu quan điểm: Bão lũ sẽ còn xảy ra hàng năm như quy luật của thiên nhiên nên không thể dùng lòng tốt để khắc phục được hậu quả từ năm này sang năm khác. Vì vậy, cần có chiến lược lâu dài để rà soát hậu quả nặng nề của bão lụt.

Chiến lược đó, theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu là cần phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia, có sự đóng góp của nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn sông đổ vào Việt Nam, hạn chế các nước xây và vận hành thủy điện tới những việc cấp thiết như cập nhật bản đồ sạt lở khắp các vùng, xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo lũ sớm, hiệu quả, có sẵn những khu tập trung người dân bị nạn khi lũ lụt… Có như vậy, người nghèo, yếu thế, lực lượng chức năng, cơ quan y tế mới tránh được những tổn thất, hy sinh đau xót...

Người dân miền Trung vốn đã quen với những “cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên” nhưng năm nay cũng phải thốt lên rằng “chưa từng có”. Vậy nên câu hỏi đặt ra như ý kiến của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu là bao giờ mới có chiến lược lâu dài để tránh được những tổn thất, hy sinh?

Chắc chắn đây là câu hỏi không dễ trả lời và nếu có cũng khó thực hiện trong ngày một, ngày hai. Chế ngự hay “đối đầu” với thiên nhiên là điều vô cùng khó, trong nhiều trường hợp là không thể. Hoặc có thể thực hiện được thì cũng sẽ đánh đổi bằng nhiều cái khác.

Với những đợt bão lũ xảy ra vừa qua ở miền Trung, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài yếu tố khách quan là những biến đổi bất thường về khí hậu, thời tiết, do đặc thù về địa chất... còn có những yếu tố chủ quan khác đó là  tác động của con người tới tự nhiên, cụ thể ở đây là việc mất rừng.

Dù hiện nay chưa có cơ sở khoa học vững chắc nào chứng minh rằng lũ lụt ở miền Trung thời gian qua là do mất rừng, nhưng lũ lụt chưa từng có, lũ “lịch sử” là hiện hữu. Bởi vậy, điều cần làm rõ ở đây là liệu chúng ta có tránh, có hạn chế được mức độ ảnh hưởng của lũ lụt không và nếu được thì bằng cách nào? Thực hiện trong bao lâu và nguồn lực như thế nào?

Người dân miền Trung đang nỗ lực tối đa khắc phục hậu quả bão lũ. Cùng với sự chung tay của cả nước, đời sống người dân đã dần ổn định. Thế nhưng vẫn đau đáu câu hỏi cả trước mắt và lâu dài: Người dân cần gì? Thời điểm hiện tại, cái người dân miền Trung cần là lương thực, thực phẩm, thuốc men, sách vở và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài đó chính là sinh kế, là giải pháp để “sống chung với lũ”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.