Người cuối cùng làm đầu lân phố Hội

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Gần 35 năm làm nghề đầu lân, cứ dịp Tết Trung thu, anh Nguyễn Hưng (Quảng Nam) lại cho ra lò những sản phẩm đủ màu sắc để cung cấp cho thị trường.

Đầu lân Thiên cẩu nhỏ và đầu lân Thiên cẩu lớn đang được anh Hưng làm.
Đầu lân Thiên cẩu nhỏ và đầu lân Thiên cẩu lớn đang được anh Hưng làm.

Gần 35 năm làm nghề đầu lân, cứ đến dịp Tết Trung thu, anh Nguyễn Hưng (trú TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) lại cho ra lò những sản phẩm đủ màu sắc để cung cấp cho thị trường.

Người cuối cùng làm đầu lân

Là cơ sở duy nhất làm đầu lân còn lại ở TP Hội An, vì thế những ngày đầu tháng 8, cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Hưng (SN 1973, trú tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) luôn tất bật.

Tại cơ sở, khoảng sân chật hẹp trước nhà được tận dụng để làm nơi sản xuất và phơi sản phẩm. Trong nhà của anh cũng trở thành kho, chất đầy đầu lân đã hoàn thiện.

Anh Hưng theo nghề này đã gần 35 năm và đến nay trở thành nghề chính của cả gia đình. Trước đây, sản phẩm đầu lân chủ yếu bán vào dịp Tết Trung thu, nhưng giờ gia đình anh Hưng làm đầu lân, mặt nạ và lồng đèn quanh năm. Bởi giờ đây, ngoài việc múa lân vào dịp Tết Trung thu thì còn múa lân ở các sự kiện khai trương, tân gia…

Theo lời anh Hưng, trước đây phố cổ Hội An được xem là “thủ phủ” đầu lân của miền Trung. Thế nhưng, nghề này mang lại lợi nhuận không cao, công sức bỏ ra nhiều nên dần dần những người làm nghề đành chuyển hướng khác. Giờ chỉ còn mỗi anh Hưng sống và gắn bó với nghề.

“Để hoàn thành một đầu lân thì còn tùy theo kích cỡ lớn hoặc nhỏ. Cụ thể, với đầu lân lớn thì mất thời gian khoảng 4 ngày, gồm các công đoạn như: Làm vành, đan mây, dán vải và giấy, sau đó là sơn rồi đến khâu cuối cùng là dán lông hoàn thiện.

Còn đầu lân nhỏ thì thời gian làm ngắn hơn bởi có sẵn cốt nên chỉ cần đắp cốt đợi khô rồi gỡ, dán giấy rồi sơn và dán lông hoàn thiện”, anh Hưng cho hay.

Cũng theo anh Hưng, tất cả các bước làm đầu lân đều được làm thủ công, vì vậy, các khâu phải tỉ mỉ, cẩn thận từng bước một. Tất cả các con lân đều phải có vẻ đẹp khác nhau, muốn con lân đẹp thì mình phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, đặt hết tâm huyết của mình vào nó. Đặc biệt là phải thể hiện qua từng nét vẽ, màu sắc. Làm sao vẽ nhiều màu nhưng không bị loạn hay rối màu mà vẫn giữ nét đẹp, cái hồn của lân.

Khung sườn của đầu lân được làm bằng tre.

Khung sườn của đầu lân được làm bằng tre.

Mỗi đầu lân sau khi được hoàn thiện đều có vẻ đẹp riêng.

Mỗi đầu lân sau khi được hoàn thiện đều có vẻ đẹp riêng.

Ngoài ra, một chi tiết mà anh Hưng chia sẻ thêm là điểm quan trọng để thể hiện tính cách, vẻ đẹp của lân chính ở đôi mắt. Bởi con lân mạnh mẽ, hung dữ hay hiền lành đều thể hiện qua ánh mắt. Và người mua lân thường chọn những con có “thần thái” và bản sắc riêng, đòi hỏi người thợ phải thường xuyên cập nhật và thay đổi mẫu mã.

Chính vì làm thủ công nên giá bán mỗi chiếc đầu lân khá đắt. Đầu lân nhỏ có giá từ 100.000 - 150.000 đồng/cái. Đầu lân lớn giá 5 triệu đồng - 7 triệu đồng/cái, có loại còn cao hơn.

“Giữ hồn” con lân phố Hội

Với mong muốn đưa văn hóa địa phương đến với người dân và du khách, anh Hưng còn làm đầu lân Thiên cẩu - loại chỉ có riêng ở phố cổ Hội An.

“Lân Thiên cẩu của Hội An khác hoàn toàn với Thiên cẩu của Trung Quốc. Điểm khác biệt lớn nhất là tất cả mắt, mũi, miệng… của Thiên cẩu sẽ chồm tới phía trước nhiều hơn.

Theo các bậc đi trước, lân Thiên cẩu được làm dựa theo triết lý ngũ hành, vì thế khi làm buộc phải sơn đủ 5 loại màu, cùng với đó là các nét vẽ cầu kỳ. Đây chính là điều độc đáo chỉ có riêng ở lân Thiên cẩu của Hội An.

Anh Hưng đang sơn đầu lân Thiên cẩu. Loại đầu lân chỉ có ở phố cổ Hội An.

Anh Hưng đang sơn đầu lân Thiên cẩu. Loại đầu lân chỉ có ở phố cổ Hội An.

Ngoài ra, muốn múa được đầu lân Thiên cẩu thì người múa phải khỏe, bởi đầu Thiên cẩu thường nặng hơn so với các đầu lân khác”, anh Hưng chia sẻ thêm.

Theo lời anh Hưng, nghề làm đầu lân thời gian gần đây bắt đầu mai một. “Lớp trẻ bây giờ không đam mê nghề làm lân như tôi nữa. Mà một khi không đam mê thì chắc chắn sẽ khó làm nghề được. Tôi vẫn mong rằng, hết thế hệ của tôi, con cháu tôi sẽ tiếp tục với nghề làm đầu lân, làm đầu Thiên cẩu này.

Bởi suy cho cùng, nghề làm đầu lân là nghề truyền thống của cha ông để lại, nó tạo nên nét văn hóa đặc trưng không nơi nào có được”, anh Hưng bộc bạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.