Tinh hoàn không thể bị biến đổi bởi cơ thể người nhận, nghĩa là về mặt lý thuyết, những đứa trẻ sẽ được sinh ra bởi tinh trùng của người đã khuất.
Từ đó, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra về việc người chết có thể sinh con dù sang thế giới bên kia hay không. Tiến sĩ Jonathan Ives thuộc trung tâm đạo đức y khoa đại học Bristol cho biết chìa khóa ở đây là phải có được sự đồng ý của người qua đời.
“Cá nhân tôi không phản đối việc cấy ghép tinh hoàn để cải thiện chức năng sinh sản cho một người, miễn là được chấp thuận đầy đủ. Tôi không nghĩ có bất kỳ sự sai biệt về đạo đức nào so với hiến tặng tinh trùng, một việc mà chúng ta đã cho phép.
Tuy nhiên, nếu không có được sự đồng ý, bạn sẽ biến người đàn ông qua đời thành người hiến tặng tinh trùng không mong muốn. Điều đó là không thể chấp nhận được”, tiến sĩ Jonathan cho biết.
Ông cũng tiết lộ một dương vật đầy đủ cùng với tinh hoàn cấy ghép không chỉ mang chức năng sinh sản mà còn thay đổi nội tiết tố. Trước đây, từng có một cựu chiến binh người Mỹ trải qua cấy ghép dương vật và da bìu đã có thể lấy lại chức năng tình dục nhưng vẫn không thể có con. Vì vậy, tinh hoàn là bộ phận rất quan trọng và cần phải xem xét kỹ lưỡng cả đạo đức lẫn tính hợp pháp trước khi cấy ghép.