Phụ nữ thường rất ngại đi khám ở những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, đến khi bệnh trở nên quá trầm trọng, không thể cứu vãn thì hối hận cũng đã muộn.
Theo Ettoday, một người phụ nữ 66 tuổi, tên là Hoa, người Trung Quốc đã phát hiện ra ngực mình nổi u cục cứng từ 6 tháng trước. Tuy nhiên, bà thấy xấu hổ khi nói với gia đình nên đã không đi khám bệnh.
Một đêm nọ, bà Hoa bỗng thấy bên ngực phải của mình liên tục chảy máu, quá hoảng sợ bà đành nói sự thật cho chồng con nghe và đến viện cấp cứu ngay trong đêm.
Tại Bệnh viện Đa khoa Daqian, nhân viên y tá đã cởi bỏ chiếc áo dính máu của bà và giật mình khi thấy trên ngực bà Hoa có 1 khối u to 10cm, đã bị loét, chảy máu và bốc mùi hôi thối. Ngay sau đó, bệnh nhân 66 tuổi này được nhập viện để phẫu thuật loại bỏ khối u bên ngực phải. Hiện, bà đang được hóa trị theo chỉ định của bác sĩ để chống lại căn bệnh ung thư vú.
“Con gái rượu” 6 tuổi bị chảy máu vùng kín bất thường, mẹ nghĩ con bị xâm hại nhưng khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân thì hối hận không kịp
Bác sĩ phẫu thuật Lưu Thân Thành cho biết, nếu chịu đến viện thăm khám và điều trị sớm thì bà Hoa đã không bị nặng đến vậy.
Trước đây bác sĩ từng chữa trị cho một người phụ nữ 46 tuổi tên là Giang, chị này phát hiện ra u cục bất thường trong một lần đi sàng lọc ung thư vú.
Sau khi sinh thiết khối u, các bác sĩ xác định đây là ung thư vú và ngay lập tức chỉ định phẫu thuật cắt bỏ vú và các hạch bạch huyết. Chưa đầy 1 tuần sau phẫu thuât, chị Giang có thể trở lại làm việc bình thường. Hiện tại chị chỉ cần dùng thuốc để ngăn ngừa ung thư vú tái phát.
Bác sĩ Lưu kêu gọi tất cả chị em phụ nữ không nên ngại ngùng hay sợ hãi đi khám bệnh.
Phụ nữ trên 40 tuổi, gia đình có tiền sử ung thư càng nên đi sàng lọc ung thư vú 1-2 năm/lần. Phụ nữ mãn kinh nếu có khối u trong ngực hãy đi khám càng sớm càng tốt bởi nếu tìm ra bệnh sớm thì ung thư vú có thể chữa được.
7 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư vú mà phụ nữ không nên bỏ qua
- Đau tức ngực: Khối u có nhiều kích thước khác nhau, có thể là khối u đơn lẻ, hay các khối u nằm rải rác phía sau núm vú hoặc ở một trong các ống dẫn sữa. Tất cả đều làm đẩy mô vú, gây cảm giác đau, sưng và khó chịu ở ngực.
- Ngứa ở ngực: Người bị ung thư vú dạng viêm sẽ có dấu hiệu ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.
Mỗi tháng bỏ ra 5 phút tự kiểm tra vú tại nhà giúp phát hiện sớm ung thư vú, quá dễ để thực hiện
Phẫu thuật tạo hình vú giúp bệnh nhân ung thư nhanh chóng lấy lại tự tin, góp phần điều trị toàn diện cho bệnh nhân ung thư vú
- Đau lưng, vai, gáy: Khi khối u tăng trưởng đẩy ngược về phía xương sườn và xương sống, người bệnh sẽ bị đau ở lưng. Nơi đầu tiên ung thư vú di căn trong xương là xương sống, hoặc xương sườn, phát triển thành ung thư xương thứ cấp.
- Ngực đỏ, bị sưng: Nếu cảm thấy ngực mình nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, thì bạn nên đi khám gấp vì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm.
Nguyên nhân là do các khối u vú đẩy vào chèn ép các mô, khiến ngực bị sưng, đau tức và tấy đỏ.
- Thay đổi ở núm vú: Bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.
- Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách: Nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.