Ngủ ngon hơn khi làm việc ngồi gần cửa sổ

GD&TĐ - Theo Dailymail, uống sữa hay nước nóng hoặc đọc sách từ lâu được xem là bí quyết để có một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên nghiên cứu mới đây cho hay, bí mật thực sự để có một đêm ngon giấc có thể là vị trí ngồi làm việc tại chốn công sở.

Ngủ ngon hơn khi làm việc ngồi gần cửa sổ

Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân viên văn phòng làm việc trong phòng không có cửa sổ hoặc ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày sẽ bị mất ngủ trung bình thêm 46 phút trong một đêm. Những người ngồi gần cửa sổ đương nhiên ít bị mất ngủ và chất lượng cuộc sống tốt hơn so với những người không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng ban ngày.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên trên tạp chí Clinical Sleep Medicine cho thấy, môi trường làm việc rất quan trọng trong việc thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta. Văn phòng nếu được thiết kế tốt hơn có thể tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động.

1/3 người Anh thường xuyên bị mất ngủ và họ thường đổ lỗi cho sự căng thẳng, máy tính và việc đem công việc về nhà. Mất ngủ không chỉ làm tâm trạng xấu đi và thiếu tập trung, nếu tình trạng mất ngủ xảy ra thường xuyên còn có thể làm tăng nguy cơ các bệnh nghiêm trọng như bệnh béo phì, tim và tiểu đường - và thậm chí có thể rút ngắn tuổi thọ của chúng ta.

Tiếp xúc phù hợp với ánh sáng tự nhiên được biết đến là yếu tố rất quan trọng để quản lý nhịp điệu sinh học của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu đến từ 2 trường Đại học Illinois và Đại học Northwestern Chicago (Mỹ) đã phối hợp với các đồng nghiệp thuộc Viện Công nghệ Hwa-Hsia ở Đài Loan tìm hiểu về vai trò của các cửa sổ tại nơi làm việc đối với việc hỗ trợ giấc ngủ. Họ đã tuyển lựa 49 nhân viên văn phòng, với hơn một nửa số này làm việc ban ngày trong những môi trường gần như không có cửa sổ, trong khi số còn lại được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên ban ngày qua cửa sổ.

Mỗi người tham gia sau đó được phỏng vấn về kiểu giấc ngủ, hoạt động thể chất và lối sống nói chung của họ. Một số người tình nguyện cũng đeo đồng hồ công nghệ cao 24/24 giờ mỗi ngày, trong suốt 2 tuần để đo mức độ tiếp xúc ánh sáng, hoạt động thể chất và thời gian ngủ/thức tỉnh của họ.

Kết quả cho thấy những nhân viên văn phòng làm việc gần cửa sổ ngủ trung bình hơn 46 phút mỗi đêm hơn so với các đồng nghiệp của họ làm việc trong những nơi không có cửa sổ hoặc ít tiếp xúc với ánh sáng ban ngày một cách tự nhiên.

Họ cũng cho thấy điểm số cao hơn trên thang điểm về chất lượng giấc ngủ và ít gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.

Chuyên gia giấc ngủ, TS. Neil Stanley giải thích, cơ thể cần tiếp xúc ánh sáng ban ngày để duy trì các dạng thức giấc ngủ đúng lộ trình. Cụ thể là, ánh sáng thông báo cho cơ thể thức tỉnh và bóng tối cảnh báo cơ thể chìm vào giấc ngủ. Vấn đề với ánh sáng nhân tạo tại các văn phòng hiện nay là chúng không bao gồm ánh sáng xanh dương, bước sóng ánh sáng chúng ta nhận được từ mặt trời, đang kiểm soát đồng hồ sinh học của chúng ta.

"Vì vậy, bạn có thể có một văn phòng rất đủ ánh sáng nhưng nó không có tác dụng tương tự vì nó là nhân tạo và không có ánh sáng màu xanh", tiến sĩ nói.

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.