Ngôi trường xanh nhất hành tinh

GD&TĐ - Tại Ấn Độ có một ngôi trường sinh thái (eco-school) mang tên Secmol (tên đầy đủ: Students’ Educational and Cultural Movement of Ladakh) đứng biệt lập, và những người từng đến tham quan đã đặt câu hỏi: Đây có thể là ngôi trường xanh nhất hành tinh?

Ngôi trường có múi giờ riêng - trường Secmol
Ngôi trường có múi giờ riêng - trường Secmol

Trường sinh thái tiên phong

Phong cảnh núi non hùng vĩ vây quanh khiến cho người ta có cảm giác ngôi trường cấp 3 này nằm lọt thỏm trong một thảm thực vật xanh mát. Secmol được xem là đi tiên phong trong xu hướng giáo dục xanh tại một trong những mảnh đất khắc nghiệt nhất thế giới. Ngôi trường tọa lạc trên độ cao 3.350 mét trong khu vực rừng núi Hymalaya chạy dọc con sông Indus ở tỉnh Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Những học sinh cấp 3 tại Secmol không có wi-fi nhưng được phủ sóng điện thoại.

Du khách chỉ có thể đến trường bằng máy bay nhỏ trong mùa đông khi tuyết phủ dày hệ thống đường sá, cách ly Secmol với thế giới bên ngoài. Ngôi trường có múi giờ riêng để tối đa hoá thời gian có ánh nắng mặt trời trong ngày và để nhắc nhở các học sinh và du khách là họ đã bước vào thế giới khác khi đi qua cổng. Các học sinh theo học ở đây đều thi rớt đầu vào cấp 3 ở các trường khác. Cũng có một số sinh viên đại học đến hợp tác với giáo viên trong một dự án tương trợ do được các nhà hảo tâm tài trợ.

Hiệu trưởng Konchok Norgay cho biết, mỗi ngày các học sinh được học từ 1 đến 2 giờ về môi trường. Trong một bài học toán điển hình, chúng được yêu cầu tính toán xem nước đến từ một dòng suối có đủ để trồng cây hay không và cách sử dụng hiệu quả nhất bếp điện mặt trời để đun nước.

Những thử nghiệm thú vị

Bếp điện mặt trời của trường nhìn khá ấn tượng với những tấm gương được thiết kế sao cho lấy được nhiều ánh nắng nhất. Nhưng hiện nay, bếp chỉ có thể dùng đun nước pha trà. Không có dư điện để dùng vào những công việc khác. Norgay rất hãnh diện chỉ cho du khách thấy hệ thống bếp biogas dùng khí methane tự sản xuất để đun nấu.

Phân bò, ngựa… được nhào với nước rồi để tự phân huỷ nhiều ngày trong hầm đến khi cho ra khí methane. Khí chạy lên phía trên, được lọc qua màng lọc để bảo đảm nó không làm mòn bếp đun trước khi đến bồn chứa bằng nhựa. “Chúng em không dùng khí đốt bán trong bình mà dùng khí đốt tự sản xuất qua hầm ủ biogas. Nước thải từ hố gas cũng được bón cho mảnh vườn nhà bếp” - học sinh Stanzin Sungrab nói.

Học sinh làm bếp
 Học sinh làm bếp

Mỗi học sinh được giao nhiệm vụ hàng ngày theo ca chăm sóc thú nuôi, vườn tược, bếp ăn và hướng dẫn du khách tham quan trường. Stanzin đã bỏ ra nhiều giờ xây dựng mối quan hệ thân mật với ba con bò tên Karjama, Thotkar và Sheyma. Những học sinh trong ca trực làm bữa sáng phải thức dậy từ lúc 4 giờ trong khi số còn lại bắt đầu ngày mới lúc 7 giờ bằng 7 phút thiền định theo nhóm. Học sinh dùng bánh mì và mứt mơ tự làm cho bữa ăn sáng. Phế phẩm làm mứt mơ cũng được gửi đến tu viện nằm cách đó không xa để chế biến thành dầu mơ.

Kiến trúc của trường được thiết kế sao cho có thể chịu được nhiệt độ từ -150C đến -250C vào mùa đông và 300C vào mùa hè. Ladakh đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về môi trường và đạt kỷ lục về “xanh hoá” tại Ấn Độ dù đã có một số khách sạn bê tông lớn làm tăng mức ô nhiễm tại thủ phủ Leh. “Cách nay 30 năm chúng tôi đã cấm dùng túi nhựa. Chính văn hóa Phật giáo đã giúp nâng cao ý thức môi trường. Chúng tôi còn tuyên truyền và vận dụng luật nhân quả karma (cause-and-effect) trong việc bảo vệ môi trường. Nếu bạn làm điều không tốt với môi trường thì cũng như với con người, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả chứ không ai khác” - Sonam Gatso, người phụ trách cơ quan môi trường địa phương nói.

Các cựu HS thành sứ giả của môi trường xanh

Secmol là ngôi trường ấn tượng, nhưng làm thế nào để các bài học về xanh hóa của một ngôi trường cô lập này có thể phổ biến ra thế giới bên ngoài? Đây là một câu hỏi lớn mà người trả lời chính là các sinh viên tốt nghiệp đại học từng học hay trợ giảng tại trường. Urgain Nurbu, một cựu học sinh hiện quay về làm việc tại Secmol đã đưa những gì anh trải nghiệm về ngôi làng xa xôi của mình thông qua những buổi cắm trại, nơi anh có thể mời các nhà môi trường đến để tạo cảm hứng cho giới trẻ.

Một học sinh khác thành lập công ty du lịch xanh, và một người thực hiện những bộ phim lấy chủ đề môi trường. Shara, một sinh viên kiến trúc đã đến Secmol để thử nghiệm phương pháp đúc gạch xây dựng từ mùn, mạt cưa và trấu. Cô thuộc về nhóm nghiên cứu thiết kế một đại học xanh cho khu vực, nơi dạy cho du khách những giải pháp bảo vệ môi trường và những gì họ đã học được tại Secmol.

“Cho đến nay, các ý tưởng sáng tạo về môi trường của Secmol đã giúp hình thành một tầng lớp sinh viên mới có ý thức và trách nhiệm về môi trường mình đang sống. Chính họ đi tiên phong cho chương trình xanh hóa đô thị và nâng cao ý thức về môi trường với các dự án khác nhau” - Shara nói. Bà ngoại của sinh viên Padma Doma thường nhắc lại những kỷ niệm đẹp tại ngôi làng của bà khi nó chưa bị biến dạng bởi đô thị hóa đến mức không còn cá trong dòng sông.

“Bà đã truyền cho tôi ý tưởng là làm sao phải đưa môi trường trở lại tình trạng ban sơ của nó, làm cho nó xanh, sạch, đẹp trở lại. Bất cứ chiến lược xanh hóa đô thị nào cũng phải bắt đầu từ cách ứng xử đúng đắn với rác thải; vì nếu chúng ta không quyết liệt, những lời khuyên thường chỉ rơi vào những lỗ tai điếc” - Doma nói. Stanzin bổ sung: “Tôi cảm thấy thời gian đã quá nguy cấp cho hoạt động cứu hành tinh”.

SV trở lại trường trở thành sứ giả môi trường xanh
 SV trở lại trường trở thành sứ giả môi trường xanh
Buổi làm việc sáng của học sinh
Buổi làm việc sáng của học sinh
Theo India Times và The Independent

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.