Trường học nổi Makoko tại Lagos, Nigeria. Đây là một ngôi trường độc đáo nằm trên khu đầm phá ở ven biển châu Phi. Ngôi trường với đầy đủ trường học và sân chơi với sức chứa khoảng 100 học sinh.
Trường học hình lập phương ở Copenhagen - Đan Mạch. Điểm độc đáo là ngôi trường này chỉ có duy nhất một phòng học khổng lồ được bao bọc bằng kính trong suốt, đủ cho 1100 học sinh cấp 3. Trong phòng được chia làm nhiều không gian nhỏ hơn hình chiếc trống với chỗ ngồi thoải mái, giúp học sinh thỏa sức sáng tạo.
Ngôi trường giáo dục vì học sinh ở Australia. Bên cạnh việc có kiến trúc lạ mắt, phương pháp giáo dục ở đây cũng khác xa so với các trường truyền thống. Lịch học được sắp xếp bởi cả phụ huynh và giáo viên. Các em cũng có quyền đưa ra yêu cầu để việc học hiệu quả hơn.
Trường học thực tế tại Rhode Island. Học sinh ở đây được học những gì mà chúng muốn, từ đó giúp các thanh thiếu niên tìm ra và phát triển đam mê nghề nghiệp. Mỗi học sinh sẽ có người hướng dẫn riêng trong lĩnh vực của mình. Điều đó có nghĩa là các em sẽ được học những gì thực sự cần thiết cho nghề nghiệp tương lai.
Trường học công sở tại Ohio, Mỹ. Trường học này không có các phòng học riêng mà được thiết kế giống như công sở, mỗi học sinh được trang bị máy tính riêng, phục vụ cho việc học.
Trường học tại San Francisco, California, nơi học sinh được dạy những điều nguy hiểm mà phụ huynh thường cấm các con không được làm. Học sinh được phép nghịch bẩn, chơi với lửa, hay tháo rời các thiết bị gia dụng.
Trường học phi giới tính tại Stockholm, Thụy Điển. Chương trình học ở ngôi trường này được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng giới hoàn toàn. Giáo viên ở đây tránh gọi các em bằng các từ có tính chất chỉ nam hay nữ, mà chỉ gọi tên hoặc chỉ một cách chung chung là "họ".
Trường học sáng sủa nhất thế giới cũng tại Stockholm. Thay vì các thư viện truyền thống, ngôi trường này lại bao gồm các hành lang học đa chức năng, với không gian chuyên biệt, hỗ trợ các bài thuyết trình nhóm trong quá trình học.
Trường thung lũng Silicon, San Francisco, Mỹ. Ở đây phương pháp giáo dục hướng đến rèn luyện cho trẻ cách suy nghĩ linh hoạt và rèn luyện kỹ năng công nghệ. Mỗi học sinh sẽ có 1 chiếc Ipad dùng để điểm danh, chơi trò chơi và hoàn thành các bài tập trên đó.
Trường Steve Jobs, Amsterdam, Hà Lan. Ngôi trường này cật lực phản đối cách đối xử giữa các học sinh đều như nhau. Theo nhà trường, mỗi em nên có một kế hoạch học tập riêng, phù hợp với sở trường, sở thích, kỹ năng của từng em.
Trường thúc đẩy trí sáng tạo và lòng trắc ẩn, New York, Mỹ. Những người sáng lập ra ngôi trường này cho rằng, trường học là nơi tốt nhất để các em vui chơi. Tại đây, học sinh từ lớp 2-8 sẽ được học cách tái chế rác, thiết kế mô hình 3D của thành phố New York để kích thích trí tò mò của trẻ.
Trường mô phỏng rừng cây, núi đá tại Stockholm, Thụy Điển. Nhờ thiết kế đặc biệt mà nơi đây giống như một thế giới kỳ diệu. Trẻ em có thể leo núi, chui vào trong các gốc cây. Đặc biệt trường không có lớp học nào, bởi toàn bộ ngôi trường là không gian mở.
Ngôi trường không có môn học tại Toronto, Canada. Học sinh ở đây được đối xử ngang hàng với giáo viên. Thầy cô chỉ là người quan sát và đưa ra lời khuyên cho các em và đương nhiên sẽ không có thời khóa biểu thống nhất và bài tập về nhà. Các em hoàn toàn được quyền tự quyết mình sẽ học gì ở trường.
Ngôi trường xanh nhất thế giới tại Pháp. Dường như mỗi m2 của ngôi trường này đều được dùng để trồng cỏ. Trên nóc các tòa nhà hay ở sân sau đều phủ kín cỏ. Trong thời tiết ấm áp, các tiết học được diễn ra ngay trên các thảm cỏ xanh ngoài trời.
Ngôi trường không có căng thẳng hay áp lực, Espoo, Phần Lan. Trong lớp học, học sinh được phép ngồi ở bất cứ vị trí nào và nói chuyện tự do. Các em thậm chí có thể nhảy lên ghế hay nằm dài ra khi mệt.