Ngoại trưởng Đức tiết lộ cơ hội Ukraine gia nhập NATO

GD&TĐ - Hôm qua (28/1), Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết NATO sẽ không mở rộng để bao gồm Ukraine trong tương lai gần, do đó không có lý do gì để thảo luận về việc này khi xem xét tương lai an ninh ở châu Âu.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.

Nói với hãng tin Westdeutsche Allgemeine Zeitung của Đức, bà Baerbock tiết lộ rằng trong chuyến đi gần đây tới Moscow, bà đã dành một thời gian dài tranh luận về vấn đề Ukraine với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov. Tại đây, bà đã cố gắng thuyết phục ông rằng nói về việc mở rộng NATO là việc gây lãng phí thời gian.

Tháng trước, Nga công khai 2 dự thảo hiệp ước mà họ đề xuất với Mỹ và NATO. Cả 2 tài liệu đều bao gồm một danh sách dài các đảm bảo an ninh nhằm thúc đẩy sự ổn định ở châu Âu. Trong số đó, Moscow muốn Brussels đồng ý từ bỏ việc mở rộng NATO và rút quân khỏi khu vực lân cận biên giới Nga. Cả Washington và Brussels đều tiết lộ họ sẽ rất vui khi đạt được thỏa thuận về việc bố trí quân sự và tên lửa nhưng không đưa ra một lời hứa ràng buộc về việc chấm dứt mở rộng NATO.

Theo bà Baerbock, luật pháp quốc tế và các thỏa thuận khác của NATO cho rằng khối này không thể nhất trí về mặt pháp lý để cấm Ukraine gia nhập. Tuy nhiên, cơ hội Ukraine gia nhập NATO trong tương lai gần không tồn tại.

Ngoại trưởng Đức cho rằng điều quan trọng hơn là phải thiết lập một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về tình hình ở miền đông Ukraine thay vì liên tục tập trung vào NATO.

“Người dân Ukraine muốn sống trong hòa bình và an ninh” – bà nói – “Nhiều người bị chia cắt khỏi gia đình trong nhiều năm do xung đột ở Donbass. Đó là tất cả những gì cần tập trung chứ không phải NATO”.

Ngoại trưởng Đức Baerbock đã gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại Moscow vào tuần trước trong bối cảnh gia tăng tại biên giới Nga với Ukraine. Moscow bị cáo buộc bố trí 100.000 quân ở biên giới và một số người cho rằng Nga đang lên kế hoạch tấn công. Tuy nhiên Moscow nhiều lần phủ nhận điều này.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.