Ở vùng có người Êđê, Jrai sinh sống, nó còn là căn nhà sàn “dài bằng một tiếng chiêng ngân” mà Trường ca T sử thi Đam San đã nhắc tới. Kiến trúc nhà ở và nhà mồ chính là nét đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa vật thể các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung.
Bản sắc kiến trúc Tây Nguyên
Điểm đặc nổi bật của kiến trúc Tây Nguyên là vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh... và những loại cây cỏ hiện diện trong rừng. Không có bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính không mang tính tự nhiên. Phương tiện dùng để dựng nên căn nhà cũng rất đơn giản, chỉ với những chiếc rìu (xagac).
Điều khác biệt thứ hai của kiến trúc Tây Nguyên là các cột và xà nhà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt chông lên nhau, hoặc ghép mấu (theo dạng ngàm) vào nhau rất trùng khít (nếu lỡ bị thiếu hụt độ dài cần phải nối thêm), khó có thế tìm thấy điểm nối và không hẻ đóng đinh, cũng hiếm khi phải dùng dây buộc. Nếu cần dùng đến mây, sự chằng.chéo sẽ tạo nên những đường nét tương tự một loại hình trang trí cho cột kèo thêm đẹp.
Và cuối cùng, một chi tiết vô cùng đặc trưng là trên thân cột gian ngoài cùng, hoặc trên toàn bộ các hệ thống cột chính, có khi bằng một cây gổ xẻ bớt chiêu rộng đé có một cây cột nhà hình hộp, người họa sỹ chân đất Jrai, Sê Đăng hay Bâhnar... sẽ vẽ hoặc khắc chạm lên đó những đường ký hà quen thuộc, thường xuất hiện trên thổ cầm. Còn trên xà ngang ngay cửa ra vào, hoặc cột ở gian khách, khác nổi hình những con vật quen thuộc đối với cư dân rừng núi, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân…
Nhà Rông - "trái tim" của đồng bào dân tộc thiểu số
Nhà Rông ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng được biết đến như “trái tim” của làng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Những ai yêu văn hóa Tây Nguyên có lẽ đều biết, nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.
Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nhà Rông ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng được biết đến như “trái tim” của làng đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng giống với các mái đình của dân tộc Kinh, Nhà Rông của làng ở Tây Nguyên là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của dân tộc.
Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao.
Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ. Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.
Nhà Rông thường được các Già làng và những người lớn tuổi trong làng lựa chọn sao cho có vị trí quan trọng nhất, thường được chọn ở ngay chính giữa làng và được xây dựng đầu tiên. Sau đó, người dân mới dựng nhà ở xung quanh và mặt của nhà thường hướng về phía Nhà Rông. Đây là kiến trúc làng cổ mà hiện nay rất ít làng còn lưu giữ.
Đối với dân làng, nhà Rông không phải là một ngôi nhà bình thường mà là một ngôi nhà thiêng. Có lẽ vì chính dân làng là người xây dựng Nhà Rông của mình bằng chính những giọt mồ hôi, công sức và cả tình cảm của mỗi người dân.
Để xây dựng một nhà Rông mới cần phải cả 1 quá trình nhiều năm mới hoàn thành và phải huy động tất cả người dân góp công sức để hoàn thành. Chính điều đó càng tạo nên sự kết nối cộng đồng sâu sắc trong lòng người đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhà mồ - cuộc sống thứ 2 của người đã khuất
Theo quan niệm của người Gia-rai, người chết cũng có cuộc sống như người dương gian. Vì vậy, tập hợp những tượng gỗ xung quanh nhà mồ là hình ảnh diễn tả những người đi theo hầu hạ người chết. Không những thế, nó còn có tác dụng tô điểm, làm cho buổi lễ bỏ mả sinh động hơn.
Nhà mồ không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng lâu đời mà còn là một công trình nghệ thuật tổng hợp, gồm nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc và trang trí mỹ thuật độc đáo.
Các nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, điêu khắc Gia-rai đặc sắc chính là phần tượng và biểu tượng được trang trí trên nóc các nhà mồ. Điều đặc biệt là kỹ thuật dựng nhà mồ của họ hoàn toàn thô sơ. Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.
Kích thước nhà mồ to nhỏ cao thấp khác nhau, chúng thường được làm ở phía tây của làng và cách làng 300m. Để làm cột nhà mồ, người Gia-rai dùng các loại gỗ cứng như gỗ hương, gỗ cây đỏ vỏ, để đẽo các cột trang trí như cột Kut, cột Klao họ dùng các lạo gỗ mềm như cây dầu rái, gòn, còn người Bahnar dùng những loại gỗ tốt nhất cho dựng, trang trí nhà mồ như gỗ tếch, gụ, cẩm lai, gỗ hương.
Đối với cột biểu tượng, tùy theo quy mô nhà mồ mà ta thấy có ít hay nhiều, có thể từ 2-7 cột với chiều cao từ 5m-7m. Nhà mồ nhiều cột bao giờ cũng có một cột ở giữa xuyên thủng qua mái được gọi là cột Kut, các cột khác được dựng ở hai đầu nóc hoặc phía trước nhà mồ được gọi là cột Klao.
Thường thì các cột này phần dưới giữ nguyên thân cây, phía trên đầu cột được khắc, vẽ các hoa văn tỉ mỉ, các hoa văn thường là mặt trăng, mặt trời, sao, hoa quả, muông thú trong rừng hoặc vật nuôi trong nhà, tất cả được cách điệu cao, các hoa văn được tạo những lỗ thủng để in trên nền trời.
Hình ảnh các tượng gỗ là một điều không thể thiếu và tạo nên nét đặc sắc nhất cho các ngôi nhà mồ. Thông thường, quanh mỗi nhà mồ người Gia-rai có 27 tượng gỗ nhô lên nối tiếp liền với những cột chính để liên kết với hàng trăm khúc gỗ tròn nhỏ dựng thành hàng rào.
Tượng gỗ được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết, hết sức sinh động, mộc mạc mà chân thực, mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực đan xen hài hòa.