Nghiên cứu về quần khiến chuột yếu sinh lý giành giải Ig Nobel 2016

Ảnh hưởng của quần áo với hoạt động tình dục của chuột, sống thử như dê và tìm hiểu tính cách của đá là những nghiên cứu giành giải Ig Nobel năm nay.

Nhà khoa học Ahmed Shafik (trái) giành giải Nobel Ig với nghiên cứu thiết kế quần ảnh hưởng tới hoạt động tình dục của loài chuột.
Nhà khoa học Ahmed Shafik (trái) giành giải Nobel Ig với nghiên cứu thiết kế quần ảnh hưởng tới hoạt động tình dục của loài chuột.

Lễ trao giải Ig Nobel lần thứ 26 diễn ra tại Đại học Harvard ở (Mỹ) hôm qua, theo International Business Times. Hội đồng giám khảo bao gồm các học giả đoạt giải Nobel lựa chọn những nghiên cứu khoa học hài hước nhất trong năm để tôn vinh.

Nhà niệu học người Ai Cập Ahmed Shafik đoạt giải Nobel Ig Sinh sản. Trong quá trình thiết kế quần cho chuột, ông phát hiện ra rằng loại quần được may từ vải nhân tạo có thể làm giảm sút mức độ hoạt động tình dục ở loài chuột.

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu đến từ Anh và New Zealand, gồm các nhà khoa học Mark Avis, Sarah Forbes và Shelagh Ferguson nhận giải ở hạng mục Kinh tế với nghiên cứu về tính cách của các viên đá.

Nhà khoa học Anh Thomas Thwaite được trao giải với thí nghiệm sử dụng chân giả để sống cùng những con dê. Thwaite dành 3 ngày gặm cỏ và kêu be be với đàn dê trên dãy Alps ở Thụy Sĩ khi thực hiện nghiên cứu cho cuốn sách Người Dê của anh.

"Tôi chỉ đi loanh quanh và gặm cỏ, nhưng khi ngẩng lên tôi đột nhiên nhận ra những con dê khác đều ngừng nhai. Tôi không nhận ra bầu không khí căng thẳng này trước đó.

Sau đấy, một hai con dê bắt đầu lắc lư cặp sừng và tôi thầm nghĩ mình sắp phải chiến đấu với chúng" - Thwaite chia sẻ về trải  nghiệm sống cùng đàn dê.

nghien-cuu-ve-quan-khien-chuot-yeu-sinh-ly-gianh-giai-ig-nobel-2016-1

Nhà khoa học Thomas Thwaite đóng giả dê trong ba ngày.

Thwaite nhận chung giải thưởng ở hạng mục Sinh học cùng với một nhà khoa học cũng đến từ Anh khác là Charles Foster, người thử sống giống một con lửng, rái cá, cáo và hươu đực để ghi lại trải nghiệm trong cuốn sách Being a Beast.

Hai nhà nghiên cứu của Nhật, Atsuki Higashiyama và Kohei Adachi đoạt giải Nobel Ig Nhận thức với báo cáo về các vật thể trở nên khác biệt khi một người uốn cong cơ thể và quan sát chúng qua chân.

Giải Ig Nobel Hóa học thuộc về hãng sản xuất xe hơi Volkswagen của Mỹ, vì đã "giải quyết vấn đề phát khí thải bằng việc tạo ra ít khí thải hơn một cách tự động với sự hỗ trợ của công cụ cơ điện tử mỗi khi chiếc xe được kiểm nghiệm".

Volkswagen là công ty vừa bị tố cáo vi phạm luật phát thải của Mỹ khi lén lắp đặt các thiết bị nhốt giữ khí thải bên trong xe trong các cuộc kiểm nghiệm.

Tạp chí hài khoa học Annals of Improbable Research của Mỹ là đơn vị tổ chức và tài trợ cho giải Nobel Ig hàng năm.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.