Nghiên cứu khoa học cần ứng dụng thực tế cao hơn

Nghiên cứu khoa học cần ứng dụng thực tế cao hơn

(GD&TĐ) - Nằm trong chương trình khảo sát, đánh giá tình hình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của Chính phủ, ngày 17/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác đã đến làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo báo cáo với đoàn công tác, ĐHQG Hà Nội gồm 37 đơn vị thành viên với truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực và có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Hiện tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ chiếm 36%, giảng viên có học hàm GS, PGS là 18%.

 ĐHQG Hà Nội cần thay đổi cơ chế quản lý với các đề tài theo hướng giám sát chặt chẽ, ứng dụng thực tế cao hơn.
ĐHQG Hà Nội cần thay đổi cơ chế quản lý với các đề tài theo hướng giám sát chặt chẽ, ứng dụng thực tế cao hơn.

Trong 5 năm qua, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng khác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên các lĩnh vực khoa học cơ bản ĐHQG Hà Nội tiếp tục có những thành tựu đáng kể. Đó là những công trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH&NV. Trong đó có những công trình trực tiếp góp phần vào công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng cương lĩnh và đường lối của Đảng. Nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý trực tiếp phục vụ công cuộc cải cách luật pháp, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan lập pháp và tư pháp. Cung cấp cơ sở và luận cứ khoa học cho việc xây dựng mô hình, đường lối phát triển hệ thống chính trị, nông thôn Việt Nam trong thời kì CNH - HĐH.

Giám đốc Mai Trọng Nhuận: Mặc dù được coi là cơ sở giáo dục và NCKH hàng đầu của đất nước nhưng mức độ đầu tư về cơ sở vật chất còn rất hạn chế.
Giám đốc Mai Trọng Nhuận: Mặc dù được coi là cơ sở giáo dục và NCKH hàng đầu của đất nước nhưng mức độ đầu tư về cơ sở vật chất còn rất hạn chế.

Trên cơ sở các nghiên cứu mang tính liên ngành cao, ĐHQG Hà Nội đã và đang đi tiên phong trong việc xây dựng và triển khai các ngành và chương trình đào tạo liên ngành mới ở cả bậc đại học và sau đại học, như Việt Nam học, Quốc tế học, Đông phương học, Khoa học quản lý, Khoa học chính trị, Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường, Bảo vệ và sử dụng tài nguyên, Kinh tế phát triển, Khoa học bền vững, Biến đổi khí hậu, Y – sinh học vv... Mục tiêu được xác định tới năm  2020: “Phấn đấu trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực châu Á, trong đó có một số lĩnh vực và nhiều ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế”.      Mặc dù được coi là cơ sở giáo dục và NCKH hàng đầu của đất nước nhưng mức độ đầu tư về cơ sở vật chất còn rất hạn chế. Nhiều kiến nghị được đưa ra, trong đó có nêu thực trạng hiện nay ĐHQG Hà Nội là một trong số những đại học lớn có mặt bằng thiếu thốn nhất. Nhà nước có chủ trương lớn đầu tư cho cơ sở mới ở Hòa Lạc, nhưng cho đến nay dự án này hầu như chưa có chuyển biến gì đáng kể. Trong khi đó mặt bằng ở các cơ sở tại nội thành rất chật hẹp, hoạt động KHCN gặp rất nhiều khó khăn.

ĐHQG Hà Nội đã và đang đi tiên phong trong việc xây dựng và triển khai các ngành và chương trình đào tạo
ĐHQG Hà Nội đã và đang đi tiên phong trong việc xây dựng và triển khai các ngành và chương trình đào tạo

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các nhà khoa học ở khoa Hóa – Đại học Khoa học tự nhiên
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ghi nhận những đóng góp to lớn của các nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội trong các hoạt đông nghiên cứu khoa học. Để các hoạt đông nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu  của đất nước, Phó Thủ tướng cho rằng: ĐHQG Hà Nội cần thay đổi cơ chế quản lý với các đề tài theo hướng giám sát chặt chẽ, ứng dụng thực tế cao hơn. Tránh những đề tài nghiên cứu sau khi nghiệm thu không ứng dụng được trong đời sống. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành cùng chung tay tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện tốt hơn để ĐHQG Hà Nội thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, NCKH cho đất nước, nhất là về cơ chế tài chính, chế độ đãi ngộ, tiền lương thu hút nhân tài. Để khuyến khích các hoạt động NCKH, phát huy đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội, Phó Thủ tướng cho cho biết, thời gian tới Nhà nước sẽ trực tiếp giao nhiệm vụ, đặt hàng cụ thể sản phẩm KHCN cho ĐHQG Hà Nội. 

Bùi Tuấn
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ