Nghịch lý khi dầu ngày càng đắt hơn

GD&TĐ - Hai nhà sản xuất dầu lớn của thế giới là Nga và Ả Rập Saudi đã tạo cho thị trường toàn cầu một "liệu pháp sốc" để buộc phải khuất phục quyền lực.

Nghịch lý khi dầu ngày càng đắt hơn

Tuy vậy các chuyên gia từ ấn phẩm Oilprice tin rằng hiện tại Moskva và Riyadh đang phải đối mặt với một đối thủ mạnh, khiến toan tính của họ khó thành hiện thực - một cuộc suy thoái ở cấp độ hành tinh.

Như các nhà phân tích viết, trớ trêu thay, cả hai xu hướng này đều cân bằng với biện pháp thắt chặt thị trường của các quốc gia OPEC+, khiến tình hình trở nên khá ổn định và hỗ trợ mặt bằng giá.

Và mặc dù đã tăng lên 90 USD/thùng, dầu thô vẫn không vượt qua ranh giới đỏ của ngưỡng tâm lý 100 USD, do bị cản trở bởi những lo ngại dai dẳng về tăng trưởng ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như sự trỗi dậy vốn đã yếu ớt và hầu như không đáng chú ý ở châu Âu.

Nhìn chung, mức tăng báo giá dầu thô đã đạt đến phạm vi giao dịch rất thoải mái là 85 - 95 đô la và không vượt quá.

Kết quả là hầu hết những người tham gia thị trường đều hài lòng, ngoại trừ Washington, khi người dân Mỹ có thể sẽ lại phải hứng chịu đợt tăng giá xăng trước cuộc bầu cử.

Tuy vậy về cơ bản, sự ổn định mà không có những bước nhảy vọt đối với giá dầu như đang diễn ra trên thị trường khí đốt hiện nay được xem là một tín hiệu tốt đối với nhiều nước.

Nhưng mặt khác, tình trạng được mô tả lại dẫn đến tiêu cực cho các nhà cung cấp và sản xuất.

Sự suy giảm các chỉ số cơ bản ở những quốc gia hàng đầu trong hệ thống kinh tế thế giới chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn đối với các nhà xuất khẩu - những người mà giá nguyên liệu thô tăng có liên quan trực tiếp tới thu nhập của họ.

Điều này hiện tại không xảy ra, dữ liệu đã cho thấy rõ ở một giai đoạn giảm nguồn cung nhất định, lợi nhuận được bù đắp bằng mức giá cao do tạo ra sự thiếu hụt.

Giá dầu thô không tăng cao và mang tới lợi nhuận lớn như toan tính của các nhà cung cấp và sản xuất hàng đầu thế giới.

Giá dầu thô không tăng cao và mang tới lợi nhuận lớn như toan tính của các nhà cung cấp và sản xuất hàng đầu thế giới.

Trong thời điểm hiện nay, việc hạn chế sản xuất ngày càng tăng đã đạt đến mức giới hạn cuối cùng, chúng có thể tạo ra sự khác biệt và trở thành vật cản đối với mục đích chính của hạn ngạch xuất khẩu - nhằm đạt được lợi nhuận và tạo ra lợi nhuận.

Các chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, bước đi trên của OPEC+ đã không đáp ứng được mục tiêu và lợi nhuận tiếp tục giảm.

Mặc dù vậy, rất khó để thay đổi tiến trình mọi việc trong trường hợp này, khi bất kỳ thay đổi nào trong một hệ thống cân bằng sẽ dẫn đến bất ổn gia tăng và các vấn đề thậm chí còn có bản chất sâu sắc hơn.

Vì vậy, thị trường vẫn vận động trong mối quan hệ khép kín, tuần hoàn, chờ đợi những xung lực bên ngoài, ví dụ như động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay sự hồi sinh rõ rệt của nền kinh tế Trung Quốc.

Saudi Arabia tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thô 1 triệu thùng/ngày cho tới khi kết thúc năm 2023.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ