Nghĩ về nghề giáo

GD&TĐ - Người ta thường ví nghề sư phạm: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, điều đó không có nghĩa người thầy là người bần hàn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Người thầy đã mang trong mình một bầu nhiệt huyết, sứ mệnh trồng người thanh cao của cái “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. 

Người ta ví như thế chỉ vì thời xưa người thầy chẳng có kế sinh nhai nào khác ngoài đồng lương ba cọc, ba đồng. Một số thầy giáo tranh thủ làm thêm nghề khác như cày ruộng, nuôi gà, nuôi heo, gặt lúa mướn, chạy xe ôm…

Bản thân tôi cũng vậy, bước vào nghề trong lúc cuộc sống còn bộn bề khó khăn nhưng cho đến nay chưa một lần ân hận, mặc dù đồng lương giáo viên rất chật vật. Ngoài giờ đi dạy, tôi phải tranh thủ đi gặt lúa, làm cỏ mướn, may quần áo mướn… để đủ tiền nuôi con.

Ngày ngày đứng trên bục giảng, tôi luôn tự hào vì được làm người gương mẫu, mang sứ mệnh trồng người thiêng liêng. Trong môi trường giáo dục, tôi cũng được trau dồi những điều hay, lẽ phải, để uốn nắn những mầm xanh của đất nước ngày một vươn cao.

Giờ học mê say

Tùng! Tiếng trống vang dội

Lật đồng hồ ra xem

Giờ học hết thật rồi

Một học sinh thốt lên:

Ủa sao nhanh quá vậy!

Cô giáo nhìn em khen:

Chăm học là thế đấy,

Mải làm bài em quên,

Chỉ bốn lăm phút thôi!

Cô và trò dừng lại

Kiến thức còn mông mênh

Môn học khác kế bên

Toán hôm sau tiếp nối

Còn nhiều bài tập hay

Là học sinh chuyên cần

Giờ học tốt bội phần

Điểm mười mãi nhân đôi

Có công ta mài sắt

Có ngày sắt thành kim

Gian nan đã chui rèn

Em trở thành trò ngoan!

Tôi cũng là một trong những người lái đò, hằng năm phải chèo chống cho một chuyến đò sang sông an toàn, vững bước để đi tiếp. Trong từng chuyến đò đi qua cũng sẽ không khỏi sóng gió, cùng với những hành khách đầy cá tính.

Tôi luôn nhắc nhở mình giáo dục là việc không thể một sớm một chiều, mà phải luôn kiên trì, bền bỉ với tấm lòng nhiệt huyết, bao dung. Đôi khi phải là người nghệ sĩ trên sân khấu; phải hóa thân để khán giả thật sự yêu mến. Nhà giáo có lúc trở thành một kỹ sư tâm hồn để mài giũa, chui rèn để sản phẩm của mình thật sáng bóng, tốt đẹp.

Trong quá trình dạy học, là người thầy giáo cần tạo môi trường học tập thực tế thuận lợi, hòa mình với học sinh. Thầy cô đôi khi là bậc cha mẹ, có lúc là anh chị và thậm chí là bạn của học trò. Hướng dẫn các em thực hành, vui chơi, tham quan, học tập, sinh hoạt ý nghĩa và chiêm nghiệm những di tích lịch sử oai hùng của ông cha ta ngày xưa để lại. Qua đó giúp học sinh tích lũy kỹ năng sống ngoài xã hội để trưởng thành hơn và làm hành trang quý báu để bước vào đời.

Muốn vậy, trong mỗi giờ học, giáo viên, trước hết phải có bản lĩnh nghề nghiệp, nắm vững chuyên môn, hiểu tâm lý, luôn đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học tập phù hợp với từng học sinh. Tạo niềm tin, cuốn hút các em vào giờ học.

Có vậy, các em chăm chú và khắc sâu kiến thức của môn học, tạo không khí thoải mái trong giờ học. Tiết học như một giờ vui chơi, buổi trò chuyện thân tình, kết thúc giờ học trong niềm vui và sự mãn nguyện của học sinh.

Có tiết dạy, các em  chưa muốn kết thúc khi tiếng trống hết giờ vang lên. Chừng ấy thôi cũng đủ để chúng tôi, người đưa đò luôn hạnh phúc với nghề, trân quý những gì công việc mang lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.