Nghệ sĩ Xuân Huyền - đạo diễn kỳ cựu làng sân khấu qua đời

GD&TĐ - Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Huyền, đạo diễn kỳ cựu làng sân khấu đã mất ngày 27/11, hưởng thọ 79 tuổi.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Xuân Huyền sinh năm 1942.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Xuân Huyền sinh năm 1942.

Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Xuân Huyền sinh năm 1942 ở Thanh Chương, Nghệ An. Năm 17 tuổi, ông khăn gói ra Hà Nội, theo học khóa đầu tiên của trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (1959 - 1963). Sau thời gian gắn bó với nghệ thuật tuồng truyền thống, ông được cử đi học đạo diễn tại Liên Xô.

Khi trở về nước, ông dành trọn tâm huyết, công sức cho nghệ thuật sân khấu. Sinh thời, NSND Xuân Huyền dựng khoảng 300 vở diễn thuộc nhiều thể loại.

Vở kịch đầu tiên làm nên tên tuổi ông là Gió và bụi, đoạt huy chương bạc Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980. Sau này, ông là đạo diễn nhiều vở kịch gắn với Nhà hát Tuổi trẻ như Bến bờ xa lắc, Trái tim trong trắng, Othello, Lời thề thứ chín, Vòng phấn Kápka, Nhà có ba chị em gái, Ông không phải bố tôi... Ông có công kiến tạo thời kỳ hoàng kim của sân khấu phía Bắc thập niên 1980, 1990.

Ngoài sự nghiệp đạo diễn, ông còn là thầy giáo của nhiều thế hệ nghệ sĩ như Lê Khanh, Thanh Ngoan, Thúy Mùi, Chí Trung. Học trò của ông giữ nhiều vị trí chủ chốt ở các nhà hát, góp phần tạo nên diện mạo sân khấu phía Bắc vài thập niên trở lại đây.

Cố đạo diễn được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 1993 và NSND vào năm 2006.

Diễn viên Minh Cúc (Nhà hát Tuổi trẻ) từng học ông nửa năm ở Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, lúc đó, ông đã 72 tuổi, sức khỏe không tốt nên các học trò phân công một người phụ trách việc đưa đón ông. "Thầy có rất nhiều nguyên tắc. Sinh viên phải vào lớp đúng giờ, ai đến muộn một phút tự giác ra ngoài. Thấy ai có tác phong ăn mặc, đi đứng không chỉn chu, thầy sẽ uốn nắn ngay. Ngoài giờ học, thầy rất thương học sinh, hay tâm sự, chia sẻ về nghề", chị Minh Cúc nhớ lại. Mỗi dịp gặp lại học trò, ông hay đùa: "Vẫn làm diễn viên à, theo nghề khổ lắm" rồi cười hài lòng. Vài năm nay, sức khỏe ông sa sút vì nhiều chứng bệnh tuổi già, cộng thêm tai biến.

Lễ viếng Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Xuân Huyền diễn ra vào 8h ngày 30/11 ở Nhà tang lễ Cầu Giấy, đường Trần Vỹ, Mai Dịch (Hà Nội). Ông được gia đình hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.

Vở 'Kiều' của Nhà hát Cải lương Hà Nội được phục dựng theo đúng bản diễn năm 1993 của NSND Ngọc Dư. Ảnh: Hoàng Anh.

'Gặp' nàng Kiều 30 năm trước

GD&TĐ - Khi các đơn vị nghệ thuật có những phá cách về hình tượng nàng Kiều thì Nhà hát Cải lương Hà Nội lại 'trung thành' với bản diễn 30 năm trước.
Ảnh minh họa.

Thời xưa chữa cháy thế nào?

GD&TĐ - Trị lụt, cứu hỏa là những việc cần kíp, liên quan đến tính mạng nhân dân nên thời xưa, vua cũng đích thân chỉ đạo.
Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).