Nghệ sĩ nổi tiếng được nhận tiền hỗ trợ dịch Covid-19, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch nói gì?

GD&TĐ - Sau khi một số nghệ sĩ nổi tiếng như Hồng Đăng, Thanh Hương... được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã lên tiếng.

Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành Quyết định số 538/QĐ-SVHTT bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc Sở để thực hiện hỗ trợ đối với viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.

Theo đó, 99 viên chức là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV thuộc 6 nhà hát trực thuộc Sở, gồm Ca múa nhạc Thăng Long, Kịch Hà Nội, Chèo Hà Nội, Cải lương Hà Nội, Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội và Múa rối Thăng Long được nhận gói hỗ trợ, mỗi người 3.710.000 đồng.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, vì đây là tiền ngân sách nên việc nhận tiền phải đúng quy định. Tiền này các nhà hát sẽ nhận trực tiếp từ kho bạc và chuyển đến các nghệ sĩ.

Liên quan đến việc này, lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội cũng khẳng định nhà hát phải chịu trách nhiệm về những trường hợp họ gửi lên có đúng quy định hay không. Danh sách các nhà hát gửi lên Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội cũng được thẩm định đúng các tiêu chí của Nghị định 68 thì mới trình lên cơ quan cấp trên.

Nam diễn viên Hồng Đăng nằm trong danh sách được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19 nhưng anh sẵn sàng chia sẻ lại số tiền đó cho các nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Nam diễn viên Hồng Đăng nằm trong danh sách được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19 nhưng anh sẵn sàng chia sẻ lại số tiền đó cho các nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Danh sách có nhiều cái tên nổi tiếng như Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh, Thúy Hà..... đã gây ra những bình luận, tranh cãi trên các diễn đàn. Bởi nhiều người cho rằng, với tiếng tăm và sự nổi tiếng của các diễn viên trên thì việc được nhận 3,7 triệu đồng tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là không hợp lý.

Về điều này, Thứ trưởng phụ trách khối nghệ thuật của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), ông Tạ Quang Đông cho rằng trường hợp của Hồng Đăng, Thanh Hương là cá biệt trong việc trợ cấp nghệ sĩ khó khăn vì Covid-19.

Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, những cái tên này là rất nhỏ trong số hàng nghìn diễn viên hạng IV trên cả nước đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng nhấn mạnh, Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của đơn vị nghệ thuật phải rà soát đối tượng được hưởng chế độ theo quy định. Người đứng đầu các đơn vị nghệ thuật, nhà hát hiểu rõ nhất cá nhân nghệ sĩ có cuộc sống ra sao, họ cần hỗ trợ hay không để có kiến nghị, đề xuất cho sát với thực tế. Trước khi có danh sách thì cần trao đổi với người được hưởng chế độ.

Về tổng thể, ông Đông cho rằng, chính sách hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn do Covid-19 là chính sách nhân văn. “Nếu người không có thu nhập khác thì người ta cũng rất là khốn khổ. Các nghệ sĩ không phải đối tượng đầu tiên được hưởng trợ cấp khó khăn vì Covid-19 của nhà nước. Đến thời gian này, sau 2 năm mới đến nghệ sĩ, chứ họ cũng không phải đối tượng đầu tiên”, ông nói.

Cũng theo ông Đông, chính sách trợ cấp nghệ sĩ khó khăn ra đời luôn mang tính phổ quát, tính đại trà, đáp ứng số đông. Tuy nhiên, bất cứ chính sách nào ra cũng có những người được hơn, có người được kém. Nếu đáp ứng được phần lớn thì chính sách có hiệu quả.

“Nghệ sĩ hạng 4 (hạng được nhận trợ cấp) là nơi đặc thù tập trung sức trẻ gọi là chiến lược phát triển lâu dài nhất, những diễn viên mới sẽ thành sao, thành ra không tránh khỏi có sao ở đó. Nhưng, đầu tiên phải nói chính sách chuẩn; đối tượng nhận cũng chuẩn, đáp ứng được việc giữ lại đội ngũ trẻ hướng tới sau khi phục hồi để khỏi đứt gãy chuỗi sản xuất”, ông Đông nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.