Nghệ An: Hơn 10 Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học bị đình chỉ hoặc xin ngừng hoạt động

GD&TĐ - Các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang ngày càng phát triển về quy mô, chất lượng. Tuy nhiên, quá trình hoạt động vẫn có sự cạnh tranh không lành mạnh, hoặc vi phạm quy định của pháp luật.

Nhiều trường phổ thông liên kết với Trung tâm Anh ngữ được để đưa giáo viên nước ngoài vào dạy học.
Nhiều trường phổ thông liên kết với Trung tâm Anh ngữ được để đưa giáo viên nước ngoài vào dạy học.

Sáng ngày 30/3, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động trung tâm Ngoại ngữ, Tin học.

Theo báo cáo tại hội nghị, đến thời điểm này, toàn tỉnh Nghệ An có 69 trung tâm, cơ sở đào tạo tin học, ngoại ngữ. Hiện tại, số lượng trung tâm, cơ sở cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học. Riêng ngoại ngữ, toàn tỉnh có 3.954 lớp Tiếng Anh với 49.768 lượt học viên và 15 lớp Tiếng Hoa với 236 học viên.

Sự phát triển nhanh về quy mô, số lượng các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn là dấu hiệu đáng mừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đào tạo ngoại ngữ cho học sinh, người dân.

Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của các trung tâm vẫn còn một số hạn chế và tồn tại như: Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số đơn vị chưa mang tính chiến lược lâu dài, chưa đáp ứng được sự đa dạng hoá người học hiện tại. Một số đơn vị quản lý chưa nghiêm.

Hội nghị tổng kết hoạt động Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học
Hội nghị tổng kết hoạt động Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học

Chương trình của giáo viên; việc kiểm tra giáo án, nội dung giảng dạy của giáo viên ở một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức; sinh hoạt chuyên môn còn ít, thậm chí có nơi không có biên bản sinh hoạt chuyên môn; một số đơn vị sử dụng giáo viên không đúng quy định, đặc biệt là giáo viên người nước ngoài.

Bên cạnh đó vẫn có hiện tượng trung tâm mở thêm cơ sở nhưng chưa được Sở GĐ-ĐT kiểm tra cho phép. Tình trạng cạnh tranh chưa lành mạnh trong thu hút học viên.

Tại hội nghị, đại diện các trung tâm ngoại ngữ, tin học cũng đề xuất nhiều ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chủ yếu là cải cách các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lí nhà nước. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm hoạt động.

Hiện theo quy định của nhà nước, đến tháng 7/2018, các cơ sở phải chuyển đổi thành trung tâm ngoại ngữ. Vì vậy, hội nghị cũng nghe những ý kiến đề xuất và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các trung tâm trong quá trình chuyển đổi.

Về phía Sở GD&ĐT Nghệ An cũng yêu cầu các trung tâm hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, cần nghiêm túc, chặt chẽ hơn trong tuyển dụng và sử dụng giáo viên, nhất là giáo viên nước ngoài.

Năm 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lập biên bản đình chỉ hoạt động 2 đơn vị do hoạt động khi chưa được cấp giấy phép là: Trung tâm Anh ngữ OLYMPIA - số 41 Nguyễn Sỹ Sách, số 129B Phong Định Cảng, số 13 - Đường số 6 - Chợ mới Vinh Tân; Trung tâm Anh ngữ Blue Sky - xóm 13, xã Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc.

Yêu cầu ngừng hoạt động đối với cơ sở Anh ngữ, Kỹ năng sống Tâm Việt do mở thêm 1 địa điểm đào tạo khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép; yêu cầu khắc phục một số tồn tại đối với Cơ sở toán tư duy IQ Nghệ An, Cơ sở Anh ngữ Tầm nhìn mới.

Bên cạnh đó, 8 cơ sở ngoại ngữ, tin học xin dừng hoặc không tiếp tục hoạt động do thiếu hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ