Nghệ An giải ngân vốn đầu tư công đạt 52,6% kế hoạch

GD&TĐ - Nguyên nhân chủ yếu khiến giải ngân vốn đầu tư công ở Nghệ An còn thấp là do vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng.

Thi công dự án đường Quốc lộ ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò.
Thi công dự án đường Quốc lộ ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 20/11, toàn tỉnh đã giải ngân tổng vốn đầu tư công tập trung được hơn 3.054 tỷ đồng, đạt 52,64% kế hoạch giao đầu năm.

Trong đó, giải ngân từ nguồn ngân sách Trung ương là hơn 2.283 tỷ đồng (đạt 53,45%); bao gồm, vốn trong nước hơn 2.189 tỷ đồng (đạt 57,78%), nguồn vốn nước ngoài là hơn 93 tỷ đồng( đạt 19,44%). Nguồn ngân sách địa phương giải ngân là hơn 771 tỷ đồng (đạt 50,39%).

Nếu tính cả nguồn ngân sách Trung ương, nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia mới được giao thì tỷ lệ giải ngân chung đạt 41,03%.

Trước đó, trên chỉ đạo và các đơn vị thụ hưởng đã cam kết, dự kiến hết năm 2022, tổng vốn đầu tư công tập trung ước giải ngân đạt 92,59% so với kế hoạch giao đầu năm.

Là lĩnh vực chiếm số vốn đầu tư công lớn nhất tỉnh, Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho biết, thời gian qua, ngành đã chỉ đạo các đơn vị quản lý dự án và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bù vào thời gian mùa mưa bị ngập không triển khai được.

Nhờ vậy, tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An như Quốc lộ ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) đoạn từ Km7 – Km76 đã giải ngân 1.573,235 tỷ đồng (đạt 85,97%); đường từ Mường Xén đi Ta Do và Khe Kiền (huyện Kỳ Sơn) giải ngân 143,079 tỷ đồng (đạt 81,65%) và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Công trường dự án đường từ Mường Xén đi Ta Do và Khe Kiền.

Công trường dự án đường từ Mường Xén đi Ta Do và Khe Kiền.

Từ đầu tháng 11, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập các tổ công tác kiểm tra thực tế hiện trường 24 dự án, làm việc với 13 địa phương và một số chủ đầu tư hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân đầu tư công trên địa bàn vẫn chưa có bước đột phá.

Tính đến ngày 15/11, còn 5 đơn vị chưa có dự án nào hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để giao vốn là huyện Kỳ Sơn, Thái Hoà, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên nhân chính khiến giải ngân đầu tư công chậm là do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, giá vật tư, nguyên vật liệu san lấp, xăng, dầu đều tăng mạnh khiến các nhà thầu gặp khó, phải chờ trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh lại tổng mức đầu tư; khâu chuẩn bị hồ sơ đầu tư dự án mới còn yếu kém.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước 11 tháng năm 2022 mới đạt 52,43% kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước đạt 60,25% (đạt 69,19% so với cùng kỳ năm ngoái), vốn nước ngoài đạt 27,99% (đạt 21,51% so với cùng kỳ năm ngoái).

Những đơn vị và địa phương có tỷ lệ giải ngân cao phải kể đến như Thanh tra Chính phủ (100%), Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (100%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (99,47%), Ngân hàng Nhà nước (84,42%), Quảng Ngãi (83,1%), Tiền Giang (82%), Bình Định (81,5%)…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.