Nghệ An: Gần 1,6 tỷ đồng mua điện thoại, máy tính tặng trò nghèo học trực tuyến

GD&TĐ - Sau 10 ngày triển khai, ngành Giáo dục Nghệ An đã vận động được hơn 600 điện thoại, máy tính cho học sinh khó khăn học trực tuyến với tổng giá trị tương đương gần 1,6 tỷ đồng.

Ngành giáo dục Nghệ An kêu gọi hỗ trợ cho trường học tại xã Nghi Kiều - vùng khó khăn của huyện Nghi Lộc.
Ngành giáo dục Nghệ An kêu gọi hỗ trợ cho trường học tại xã Nghi Kiều - vùng khó khăn của huyện Nghi Lộc.

Sau 10 ngày phát động, đến ngày 9/9, Sở GD&ĐT- Công đoàn Giáo dục Nghệ An, các huyện, thành, thị, các Phòng GD&ĐT, các trường học đã vận động được 60 máy tính, 583 điện thoại, tương đương gần 1,6 tỷ đồng.

Số thiết bị trên cũng đã được các đơn vị trực tiếp chuyển đến địa phương để trao tận tay học sinh. Đây cũng là món quà đặc biệt nhân dịp năm học 2021-2022, giúp các em hoàn cảnh khó khăn có niềm vui, động lực cố gắng phấn đấu học tập trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Trao điện thoại và hướng dẫn sử dụng kết nối mạng Internet cho học sinh
Trao điện thoại và hướng dẫn sử dụng kết nối mạng Internet cho học sinh

Năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Nghệ An đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt sử dụng nhiều giải pháp, hình thức tổ chức dạy học trực tuyến, trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, trường hợp địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, thì dạy học trực tuyến là giải pháp tối ưu để không gián đoạn nề nếp học tập cho học sinh.

Theo đó, đối với bậc tiểu học tại Nghệ An, các nhà trường có 1 tháng kể từ ngày 6/9 để cho học sinh, giáo viên làm quen với việc dạy - học trực tuyến.

Còn đối với  cấp THCS và THP triển khai trên hệ thống LMS ngay từ đầu năm học. Trong đó, tuần đầu tiên từ 6-12/9 sẽ là thời gian hệ thống các kiến thức cũ đồng thời kiểm tra, rà soát, bổ sung các điều kiện cần thiết đảm bảo tổ chức dạy học đồng bộ trên LMS.

Giáo viên Trường Tiểu học xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An hướng dẫn phụ huynh cài đặt, sử dụng phầm mềm học trực tuyến cho con.
Giáo viên Trường Tiểu học xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An hướng dẫn phụ huynh cài đặt, sử dụng phầm mềm học trực tuyến cho con.

Tuy nhiên, Nghệ An là địa phương rộng lớn, việc triển khai dạy học trực tuyến gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với học sinh khó khăn, con em đồng bào DTTS, vùng cao.

Ông Đặng Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Nghệ An cho biết, thực tế dạy học trực tuyến ở các địa phương trên toàn tỉnh còn nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, điều khó không có nghĩa là thôi không cố gắng, nỗ lực. Thay vào đó, toàn ngành cũng như mỗi học sinh, phụ huynh cùng quyết tâm, với sự hỗ trợ của các tấm lòng hảo tâm, tổ chức, đơn vị... thì những khó khăn, bất cập sẽ từng bước tháo gỡ.

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Nghệ An cũng mong muốn học sinh khó khăn, vùng cao tiếp tục nhận được sự giúp đỡ để có thiết bị học tập, tìm kiếm tài liệu, kiến thức.

Cuộc vận động hỗ trợ máy tính, điện thoại cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có thiết bị học trực tuyến được ngành giáo dục Nghệ An triển khai từ ngày 30/8.

Qua thống kê, Nghệ An có hơn 635 nghìn học sinh Tiểu học, THCS và THPT. Trong đó, có gần 70 nghìn học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến chiếm tỷ lệ 11%. Số học sinh con hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm 6,7% (gần 42,5 nghìn em) và số học sinh ở nơi không có kết nối Internet chiếm 3,77% (gần 24 nghìn em).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.