Ngày thơ Việt Nam tại "thủ phủ" cà phê – độc đáo văn hoá cồng chiêng

GD&TĐ - Sáng 15/2, "Ngày thơ Việt Nam năm 2022" đã được tổ chức tại không gian “Đường sách cà phê” TP Buôn Ma Thuột. Chương trình do Hội Văn học nghệ thuật - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức.

Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phát biểu khai mạc Ngày thơ.
Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phát biểu khai mạc Ngày thơ.

Tham dự khai mạc có ông Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nhà văn Niê Thanh Mai – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo người yêu thơ trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Minh Tấn và Nhà văn Niê Thanh Mai - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh thực hiện nghi lễ "vít cần" truyền thống.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Minh Tấn và Nhà văn Niê Thanh Mai - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh thực hiện nghi lễ "vít cần" truyền thống.

Với chủ đề “Hãy sống và hy vọng”, Ngày thơ Việt Nam 2022 tại Đắk Lắk đã diễn ra hết sức nồng ấm, trở thành ngày hội văn hoá lớn của những người yêu thơ nói riêng, VHNT nói chung. Đây cũng là sự kiện mở đầu cho các hoạt động VHNT triển khai tinh thần Nghị quyết Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Diễn tấu ching kram, bài “Kong Tar” (Chong chóng quay).
Diễn tấu ching kram, bài “Kong Tar” (Chong chóng quay).

Bên cạnh việc thưởng thức những áng thơ kinh điển của nền thơ Việt như: Nam quốc sơn hà; Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng), người yêu thơ còn được thưởng thức những bài thơ mới, hiện đại phản ánh nhiều cung bậc cảm xúc của cuộc sống đương đại.

Các em học sinh THPT tại TP Buôn Ma Thuột đến tham quan không gian đường sách và đọc thơ.
Các em học sinh THPT tại TP Buôn Ma Thuột đến tham quan không gian đường sách và đọc thơ.
Một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh tham quan đường sách và đọc thơ.
Một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh tham quan đường sách và đọc thơ.

Đặc biệt, trong không gian văn hoá cồng chiêng độc đáo và thiêng liêng, hoà quyện cùng hương vị nồng nàn của cà phê Buôn Ma Thuột, những vần thơ Việt như được tiếp thêm suối nguồn cảm xúc từ những tiết mục: diễn tấu ching kram - “Kong Tar” (Chong chóng quay); diễn tấu Ky pah - ching Knah, “Drông Tuê” (Đón khách); Múa mời rượu theo nghi thức M’bo drai (thác đổ) …

Phát biểu khai mạc, Nhà văn Niê Thanh Mai nhấn mạnh, “Ngày thơ được tổ chức với mong muốn góp thêm vào hoạt động văn hóa vốn nhiều chiều sâu mà sôi động của tỉnh nhà. Đồng thời hy vọng lan tỏa tình yêu với VHNT đến với nhiều tầng lớp của công chúng.

Một điều rất khác so với các địa phương, tại Đắk Lắk, Ngày thơ được diễn ra trong không gian văn hoá cồng chiêng – niềm tự hào của người dân Tây Nguyên. Vì thế, đã tạo được ấn tượng sâu lắng trong tâm hồn mỗi người khi tham dự và thưởng thức thơ ca”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ