Ngày sách Việt Nam và những trăn trở về văn hóa đọc

GD&TĐ - Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4 vừa qua, đã có hàng triệu lượt người tham gia vào các hội sách và những hoạt động khác được đồng loạt tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Ngày sách Việt Nam và những trăn trở về văn hóa đọc

Doanh số thu về của các nhà xuất bản cũng chứng tỏ rằng sự quan tâm và đầu tư cho sách của người dân Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia văn hóa, việc đọc sách của người Việt đang chỉ mới ở bề nổi, theo phong trào chứ chưa đi vào chiều sâu. Vậy thực chất vấn đề nằm ở đâu và đâu là giải pháp tháo gỡ những nút thắt này?

Người Việt Nam đọc sách còn ít

Theo số liệu công bố của các cơ quan chức năng, số lượng quyển sách đọc mỗi năm của mỗi người Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể - chạm ngưỡng khoảng trên 4 cuốn/người/năm. Tuy nhiên, trong số đó, 2,8 cuốn là sách giáo khoa – loại sách bắt buộc phải đọc đối với học sinh sinh viên; chỉ 1,2 cuốn là thuộc các loại sách khác – thể loại độc giả đọc do tự giác và theo nhu cầu.

Ngay cả con số 4 cuốn/người/năm này vẫn còn khá khiêm tốn so với những nước phát triển khác như Pháp, Nhật Bản, Israel (20 cuốn) hay Singapore (14 cuốn), Malaysia (10 cuốn). Thêm vào đó, có một thực tế là nhiều bạn trẻ ngày nay thích “sống ảo”. Đi hội sách, mua sách chỉ để chụp ảnh đăng facebook, rồi bỏ xó chứ không tâm huyết đọc và học hỏi từ sách.

Vì thế, ngoài lí do vĩ mô mà các chuyên gia thường đưa ra là văn hóa đọc của người Việt Nam còn yếu, thì có lẽ cần nhìn thẳng vào một thực trạng là chúng ta đang lười: đôi khi cũng muốn đọc sách nhưng lười đi ra nhà sách, lười chọn sách, lười mang theo sách bên mình.

Tính trào lưu chỉ có thể chấp nhận được ở giai đoạn đầu của phát triển, chúng ta cần tìm ra những giải pháp dài hơi để việc đọc sách đi vào thực chất. Đó mới chính là nền tảng để phát triển văn hóa đọc một cách bền vững.

Sách điện tử phát triển là tín hiệu vui

Với thực trạng trên, việc mang đến một phong cách đọc sách tiện ích hơn sách giấy truyền thống sẽ là một giải pháp quan trọng góp phần tháo gỡ nút thắt này. Và phương thức đọc sách điện tử đã du nhập vào Việt Nam, đáp ứng được tính tiện ích cho cuộc sống hiện đại, và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Theo Báo cáo Quý IV/2017 & Quý I/2018 - Xu hướng phát triển của các nền tảng xuất bản điện tử của Waka – nền tảng xuất bản điện tử số 1 Việt Nam – vừa công bố tháng 4/2018, người Việt Nam đang ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho sách điện tử.

Trên thế giới, 25% độc giả thế giới sẵn sàng chi từ 13 USD (tương đương 295,000 VNĐ) trở lên để mua 1 cuốn ebook (theo Bookhit.com). Tại Việt Nam, con số này tuy vẫn còn khiêm tốn vì nhiều yếu tố liên quan đến mặt bằng kinh tế và thói quen đọc sách điện tử được hình thành sau thế giới hàng chục năm nhưng đã có nhiều khởi sắc.

Tính riêng trên nền tảng Waka, năm 2016, cứ 10 người đọc thì mới chỉ có 1 người sẵn sàng chi tiêu cho ebook nhiều hơn 100,000 VND/ năm. Đến năm 2017, cứ 10 người đọc thì có tới 3 người chi nhiều hơn 100.000 VND/năm cho ebook. Hơn thế nữa, so sánh con số chi tiêu dành cho ebooks với thu nhập của độc giả, chúng ta sẽ biết được sự ưu tiên họ dành cho hoạt động này.

Chi tiêu bình quân cho sách điện tử của độc giả Waka năm 2016 chỉ chiếm khoảng 0.1% thu nhập nhưng tỉ lệ này năm 2017 đã tăng lên 0.17%, gần bắt kịp con số 0.2% của thế giới. Điều này cho thấy độc giả Việt Nam đang ngày càng có xu hướng ưu tiên cho hoạt động đọc sách điện tử, thể hiện bằng việc tăng tỉ lệ ngân sách dành cho ebook trong cơ cấu chi phí của bản thân và gia đình mình.

Đọc có trách nhiệm và vấn đề bản quyền

Nói đến văn hóa đọc, chúng ta cần đề cập đến việc không chỉ đọc gì, đọc bao nhiêu mà còn cần quan tâm đến việc đọc như thế nào. Đọc một cách có trách nhiệm – hay nói cụ thể hơn là tôn trọng bản quyền tác phẩm chính là một điểm mấu chốt của văn hóa đọc, và thể hiện sự văn minh của xã hội.

Có một thực tế là trong khi vấn đề bản quyền sách gần như được tuyệt đối tôn trọng ở các nước phát triển nhưng vẫn còn rất nan giải tại Việt Nam, đặc biệt đối với mảng sách điện tử. Báo cáo Thị trường sách mới đây của Waka đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng sách lậu, sách không có bản quyền hiện nay.

Riêng trong năm 2017, với 12 ebooks độc quyền mới ra mắt, Waka đã bắt gặp vài trăm trường hợp vi phạm bản quyền, đăng lậu khi không được cấp phép.

Mặc dù Waka đã ứng dụng cả công nghệ và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý những vi phạm phát hiện ra, song chúng ta cần sự đồng lòng của toàn xã hội để có thể giải quyết dứt điểm vấn nạn này, trả lại đúng giá trị của những cuốn sách và mang đến sự minh bạch cho thị trường.

Chỉ khi giải quyết được triệt để vấn đề bản quyền thì thị trường sách điện tử nói riêng và sách nói chung mới có thể phát triển lành mạnh và minh bạch, văn hóa đọc của người Việt mới thực sự có được một gốc rễ vững chắc để lan tỏa và vươn cao.

Waka là nền tảng xuất bản điện tử số 1 tại Việt Nam, trực thuộc Vega Corporation. Waka hiện phân phối và sở hữu 13.000 cuốn ebooks thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính đến hết Quý I/2018, Waka có 3,2 triệu người đọc, và con số này đang trên đà tăng trưởng với tốc độ 40-50% mỗi năm. Sứ mệnh của Waka là cầu nối giữa tác giả, dịch giả, nhà xuất bản và bạn đọc, giúp nâng cao văn hóa đọc của người Việt và mang đến một phong cách đọc sách hiện đại, tiện ích hơn.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về nền tảng xuất bản điện tử Waka TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.