Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11): Giáo dục tuyên truyền pháp luật trong nhà trường

GD&TĐ - Từ năm 2013, ngày 9/11 được lấy là ngày Pháp luật Việt Nam. Đây là ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam được thông qua (ngày 09/11/1946).

Học sinh Trường THCS Thành Công, Ba Đình, HN tổ chức phát động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (9/11).
Học sinh Trường THCS Thành Công, Ba Đình, HN tổ chức phát động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (9/11).

Ngày Pháp luật Việt Nam cũng từ đây được chọn là ngày diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức của người dân về việc tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Thích ứng với thời đại công nghệ số

Qua rồi cái thời học sinh xếp hàng chờ đợi hàng giờ để được vào thư viện tra cứu sách vở, chuẩn bị học liệu cho bài văn tự luận ở trường.

Ở thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, chỉ cần 1 cú click chuột, gõ vài từ khóa đúng vấn đề là internet mở ra trước mắt cả một bầu trời tri thức từ cổ đến kim.

Để chọn một vấn đề xã hội “chất lượng” làm đề bài cho học sinh tranh biện ở lớp cũng không còn là thử thách đối với giáo viên nữa. Cả thầy và trò đều có cơ hội thụ hưởng tài nguyên như nhau trước không gian mạng. Do đó, bắt buộc người dạy và người học phải thay đổi tư duy tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận thông tin.

Học sinh trong thời đại 4.0 đã đủ năng lực và phương tiện để tiếp nhận thông tin. Trong bối cảnh đó giáo viên không phải là người duy nhất có được kiến thức và thông tin giá trị. Thay vào đó, họ là người giúp học trò có khản năng hiểu ý nghĩa thông tin, phân biệt giữa những gì quan trọng và không quan trọng. Trên hết đó là khả năng kết hợp thông tin thành một bức tranh rộng lớn về thế giới.

Pano hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam. Nguồn Internet
Pano hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam. Nguồn Internet

Vai trò của giáo viên thay đổi, người học cũng thay đổi theo. Học tập trong quá khứ thường mang tính thụ động. Người học chủ yếu tham gia các chương trình giáo dục đã xây dựng sẵn, có khuôn mẫu chung cho số đông và tiếp cận kiến thức một chiều. Ngày nay theo đòi hỏi của giáo viên hiện đại, người học buộc phải tăng tính chủ động, khả năng tự định hướng các kiến thức mình cần và xây dựng lộ trình học tập riêng đòi hỏi của từng cá nhân.

Học sinh, sinh viên là những công dân đang trên đường trưởng thành, những người lao động, chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với các em hiểu biết pháp luật là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật là một thành phần quan trọng không thể thiếu được của nhân cách.

Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường là góp phần đưa pháp luật đến với những công dân trẻ tuổi bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

Cơ hội và thách thức

Thông tư 32/2020 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực từ ngày 1/11, có một số thay đổi đáng chú ý. Cụ thể, học sinh các cấp THCS, THPT có thể sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nếu được giáo viên cho phép.

 Điều 37 quy định về các hành vi mà học sinh không được làm có nội dung: "Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".

 Phát biểu trước báo chí về nội dung này, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần tra cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.

Đây là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành giáo dục. Cơ hội để thay đổi tâm thế học tập từ bị động sang chủ động, từ truyền thụ kiến thức đã được soạn sẵn sang việc hướng dẫn, kết nối tìm kiếm thông tin phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội.

Trang bìa bản Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trang bìa bản Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Ở phương diện giáo dục pháp luật, việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp có 2 lợi ích cơ bản:

Một là giáo viên và học sinh tra sử dụng điện thoại di động để tra cứu các văn bản pháp luật ngay trong giờ học pháp luật; giúp cụ thể ngay một chủ trương, chính sách của nhà nước mà học sinh không cần tốn nhiều thì giờ tra cứu; thuận tiện trong việc so sánh, đối chiếu, bàn luận… khuyến khích năng lực tự biện xã hội cho học sinh.

Hai là rèn luyện bản lĩnh ứng xử cho giới trẻ trước không gian mạng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông là sự bùng nổ thông tin trên không gian internet, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội, đặc biệt là những hệ lụy nguy hại đối với giới trẻ. Để tạo sức đề kháng mạnh mẽ cho chính mình, giới trẻ cần trang bị kiến thức về pháp luật, bồi dưỡng tư duy, rèn luyện bản lĩnh.

Việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng cần thay đổi cách thức và nội dung sao cho phù hợp với thực tế, đồng thời kích thích năng lực tự học, tự tìm hiểu của học sinh.

Một trong những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường hiệu quả nhất, đang được triển khai rộng rãi hiện nay chính là các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là thi bằng hình thức trực tuyến theo kịp thời đại 4.0.

Nắm bắt được nhu cầu của các em, ngay từ năm 2016, 2017, Bộ Tư pháp đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh trung học phổ thông. Cuộc thi trực tuyến 2 năm này đã thu hút gần 270 nghìn lượt học sinh của 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước đăng ký tham gia.

Tiếp nối thành công trên, năm 2019, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn Giáo dục Egroup tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên và học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước với tên gọi “Pháp luật học đường”.

Cuộc thi tạo sân chơi tìm hiểu pháp luật thực sự bổ ích, ý nghĩa, góp phần trang bị kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên, học viên, qua đó hình thành thế hệ công dân trẻ mẫu mực về kiến thức, hiểu biết và ứng xử, là người có tài, có đức để gánh vác tương lai của đất nước.

Việc tổ chức Cuộc thi dưới hình thức trực tuyến đã góp phần đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường, theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bám sát tinh thần tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư, về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/W của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Nhiều địa phương, trường học, cơ quan, đơn vị, thí đã tích cực, hưởng ứng tham gia Cuộc thi và đạt kết quả cao. Có thể khẳng định, Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường” đã thành công tốt đẹp, tạo được hiệu ứng xã hội rộng lớn và để lại dấu ấn tốt đẹp đối với các em học sinh, học viên, sinh viên cả nước.

Để thích ứng với thời đại công nghệ số, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường đã có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...