Ngày hội lớn của các em HS dân tộc thiểu số

Ngày hội lớn của các em HS dân tộc thiểu số
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý phát biểu tại cuộc họp BCĐ, BTC tại tỉnh Quảng Ngãi ngày 7/5 vừa qua
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý phát biểu tại cuộc họp BCĐ, BTC tại tỉnh Quảng Ngãi ngày 7/5 vừa qua

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đó từ năm 1990 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Trường dân tộc nội trú tổ chức Hội thi Văn hoá - Thể thao tổ chức thường niên theo chu kỳ 4 năm một lần. Hội thi lần thứ Nhất tổ chức tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên); lần thứ II - năm 1994 tổ chức tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); lần thứ III - năm 1998 tổ chức tại thành phố Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá); lần thứ IV - năm 2002 tổ chức tại thành phố Plâyku (tỉnh Gia Lai); lần thứ V - năm 2006 được tổ chức tại thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) và lần thứ VI này sẽ được tổ chức từ ngày 05 đến 15 tháng 8 tại thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi).

Đến với Hội thi Văn hoá - Thể thao lần thứ VI  - 2010, các em học sinh của các Trường dân tộc nội trú sẽ tranh tài ở ba phần thi gồm: Văn hoá, thi Văn nghệ và học sinh thanh lịch và thi Thể thao.

Bắn nỏ và vật cổ truyền, môn thi đặc trưng luôn có mặt tại các Hội thi
Bắn nỏ và

Ở phần thi Văn hoá, các em học sinh sẽ thi các môn: Văn, Toán và tiếng Việt. Mỗi đoàn sẽ được cử 12 học sinh là học sinh giỏi đang học lớp 10 và lớp 11 tham dự (mỗi lớp, mỗi môn chỉ được 2 học sinh thi), và học sinh lớp 11 không được thi ở lớp 10. Nội dung thi sẽ là những kiến thức cơ bản của các môn mà các em đã được học, và thời gian thi sẽ là 150 phút.

Phần thi Văn nghệ và học sinh thanh lịch. Đối với Văn nghệ, các thí sinh có thể thi đơn ca, song ca – tam ca hoặc tốp ca (bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài nhưng phải có phần dịch sang lời Việt) gắn với các chủ đề: Tình cảm, trách nhiệm của học sinh các dân tộc thiểu số đối với mái trường, tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; Tình cảm của các em đối với Đảng, Bác Hồ, với công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay; Hay ca ngợi truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người dân tộc... Đặc biệt, Ban tổ chức khuyến khích cho các thí sinh thi với các sáng tác về ngành giáo dục và các bản nhạc về tuổi học trò mang đậm bản sắc dân tộc, dân ca của từng vùng miền.

vật cổ truyền, môn thi đặc trưng luôn có mặt tại các Hội thi
vật cổ truyền, môn thi đặc trưng luôn có mặt tại các Hội thi

Ở nội dung thi học sinh Thanh lịch, mỗi đoàn được cử 02 học sinh (nam chiều cao 1m65 trở lên, nữ 1m55 trở lên) dự thi và thi ở 3 phần: phần thi trang phục dân tộc là phần thi bắt buộc và phải giới thiệu về bản thân; thi trang phục tự chọn và năng khiếu (văn học, nghệ thuật, thể thao, hội hoạ...); thi trang phục tự chọn và trả lời câu hỏi.

Ở phần thi thể thao, các thí sinh sẽ tranh tài ở 11 môn: Kéo co (đồng đội nam, đồng đội nữ với 10 vận động viên – 8 chính thức 2 dự bị); bóng bàn (cá nhân và đôi – cá nhân, đôi nam, đôi nữ, đôi  nam nữ kết hợp); cầu lông (thi cá nhân và đôi – cá nhân đôi nam, đôi nữ, đôi  nam nữ kết hợp); cờ vua (cá nhân và đồng đội); đá cầu (cá nhân và đôi – đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ); bắn nỏ (thi cá nhân và đồng đội nam, đồng đội nữ); bóng đá mini (mỗi đoàn cử một đội với 10 vận động viên  – 5 chính thức, 5 dự bị); bóng chuyền mini (mỗi đoàn cử 1 đội  nam, 1 đội nữ với 6 người - 3 chính thức 3 dự bị); bóng rổ (đồng đội nam, đồng đội nữ) và đẩy gậy (thi cá nhân nam, cá nhân nữ cho từng hạng cân - từ dưới 45 kg đến trên 70kg).

Cờ vua, môn thể thao trí tuệ luôn được đông đảo các em HS dân tộc nội trú tham gia
Cờ vua, môn thể thao trí tuệ luôn được đông đảo các em HS dân tộc nội trú tham gia

Tại Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ VI, ngoài các cuộc tranh tài ở các môn bắt buộc, Ban tổ chức còn tổ chức một đêm giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại hoành tráng với những điệu nhảy mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm và tuyên truyền về giáo dục truyền thống, để từ đó giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong học tập và cuộc sống...

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban tổ chức ngày 7/5 tại tỉnh Quảng Ngãi, sau khi nghe các cơ quan, ban ngành của tỉnh Quảng Ngãi, cùng một số Vụ của Bộ GD&ĐT báo cáo về tình hình công việc đã và đang triển khai nhằm chuẩn bị cho Hội thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý - Trưởng BCĐ Hội thi đánh giá cao sự chỉ đạo xát sao của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, nhằm đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để Hội thi được diễn ra an toàn, khoa học, hiệu quả và đạt mục đích đề ra. Ngoài ra, Thứ trưởng còn chỉ đạo, trước ngày 31/6 Ban chỉ đạo phải hoàn thành việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và các tiểu ban tổ chức Hội thi; quy chế ra đề, chấm thi các phần thi phải đảm bảo công bằng, bí mật, đúng quy định; phần thi văn nghệ, học sinh thanh lịch phải mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền... để làm sao Hội thi sẽ trở thành ngày hội lớn của các em học sinh dân tộc cả nước...

Tiết mục biểu diễn trống cơm của phần thi văn nghệ tại Hội thi lần thứ V
Tiết mục biểu diễn trống cơm của phần thi văn nghệ tại Hội thi lần thứ V
Áo dài truyền thống là trang phục luôn được các thí sinh chọn cho phần thi tự chọn ở nội dung thi HS thanh lịch
Áo dài truyền thống là trang phục luôn được các thí sinh chọn cho phần thi tự chọn ở nội dung thi HS thanh lịch

Trung Toàn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ