Ngành quản trị nhân sự và cơ hội việc làm sau khi ra trường

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Quản trị nhân sự luôn là ngành học được rất nhiều sinh viên quan tâm khi đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học.

Con người là nguồn lực dồi dào và quan trọng nhất trong xã hội nên việc quản trị nguồn nhân lực sao cho hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu. Do đó mà ngành quản trị nhân sự luôn là ngành học được rất nhiều sinh viên quan tâm khi đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học. Vậy ngành quản trị nhân sự có gì hấp dẫn, cơ hội việc làm của ngành này ra sao?

Khái quát chung về ngành quản trị nhân sự

Nhiều người thắc mắc quản trị nhân sự là gì, học ngành này được đào tạo những gì? Vậy thì những thông tin sau đây về ngành quản trị nhân sự sẽ giải đáp những băn khoăn này.

Ngành quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự hay tiếng Anh còn gọi là Human Resources Management. Nhiệm vụ chính của ngành này đó là tìm kiếm, đào tạo, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực con người sao cho hiệu quả, hợp lý và đem lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp. Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu chi phối và điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ khi nguồn lực con người thật sự vững chắc thì công ty mới có thể hoạt động hiệu quả được.

Ngành quản trị nhân sự đào tạo những gì?

Khi theo học ngành quản trị nhân sự, người học sẽ được đào tạo chi tiết và cụ thể về nhiều mảng. Đó là các kiến thức và kỹ năng thực tiễn về quản trị nguồn lực con người. Khi làm việc trong ngành này, bạn sẽ thường xuyên phải va chạm và tiếp xúc với nhiều người, mỗi người lại có những suy nghĩ và tính cách khác nhau. Vì vậy việc thấu hiểu tâm lý và hành vi con người là rất cần thiết để có thể quản trị nhân sự một cách hiệu quả.

Ngoài ra để làm một nhà quản lý nhân sự tốt thì cần có kỹ năng quản lý tốt và hiểu biết về các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Do đó, người học sẽ được trau dồi và trang bị các kiến thức ở mọi ngành nghề. Từ khoa học xã hội nhân văn, quản trị học, quản trị chiến lược,... cho đến marketing, tài chính,... Bên cạnh đó người học còn phải trang bị kiến thức về Luật Lao động, cách tính lương, thưởng,... cho nhân viên. Các chế độ bảo hiểm, chính sách đào tạo, an toàn lao động,...

Cơ hội việc làm của sinh viên theo học ngành quản trị nhân sự

Ngành quản trị nhân sự là một ngành học nổi bật và được nhiều người theo đuổi bởi cơ hội việc làm rất đa dạng, phong phú. Các vị trí công việc mà người học có thể đảm nhiệm có thể kể đến như:

Hành chính nhân sự: đây là công việc làm trong các phòng ban nhân sự hoặc lễ tân của công ty. Công việc tương đối nhẹ nhàng, thu nhập ổn định nên thường sẽ phù hợp với các bạn nữ.

Chuyên viên tuyển dụng: Một trong những công việc thường thấy nhất ở một chuyên viên nhân sự đó là công việc tuyển dụng. Việc này được thực hiện qua việc tìm kiếm các ứng viên trên các diễn đàn, website,... Từ đó sẽ lựa chọn được những ứng viên tiềm năng để liên hệ phỏng vấn, đánh giá. Và sau khi đã tuyển chọn thì những ứng viên phù hợp nhất sẽ trở thành nhân viên chính thức.

Chuyên viên quản lý đào tạo: Sau khi tuyển dụng sẽ phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực này. Nhân sự mới sẽ được trang bị những kiến thức về doanh nghiệp, về định hướng phát triển, chế độ, chính sách, lương thưởng, các quy tắc, nội quy của công ty. Đây là công việc phù hợp với những ai có khả năng truyền đạt, diễn thuyết trước đám đông. Tại đây, bạn sẽ đảm nhận chuyên môn trong các chương trình đào tạo của công ty hàng tháng, hàng quý.

Chuyên viên phụ trách lương, thưởng, chế độ, chính sách (C&B): Ngoài ra, một công việc rất quan trọng của ngành quản trị nhân sự đó là C&B. C&B là các công việc liên quan đến tính lương, chấm công. Thực hiện và đề xuất chế độ, chính sách, bảo hiểm cho nhân viên. Ngoài ra, người làm nhân sự còn phải thực hiện giám sát và kiểm tra nhân sự. Đồng thời còn phải đan xen việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Mục đích là để gắn kết các nhân viên công ty với nhau qua các hoạt động, các buổi sinh hoạt.

Chuyên viên truyền thông: Với công việc này, bạn sẽ làm việc chủ yếu trong nội bộ công ty và khéo léo giải quyết các vấn đề có thể phát sinh như các mối quan hệ, sự hợp tác giữa các phòng ban,... Bên cạnh đó, bạn có thể đảm nhận việc lên các ý tưởng sáng tạo để truyền thông cho hình ảnh của doanh nghiệp.

Để có thể làm việc trong ngành quản trị nhân sự, người học sẽ cần rất nhiều kỹ năng. Kỹ năng đầu tiên cần có đó là các kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, còn cần trau dồi kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục người đối diện, khả năng đọc vị qua hành vi và lời nói. Ngoài ra, cần có kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng lắng nghe, thấu hiểu,...

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ