Ngành giáo dục chủ động, linh hoạt trước tình hình dịch bệnh

GD&TĐ - Tuần đầu sau nghỉ Tết Tân Sửu, nhiều địa phương ra quyết định lùi thời gian cho HS trở lại trường để phòng chống dịch Covid-19; Thời gian còn lại của năm học được đặt trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch.

Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)

Nhiều địa phương điều chỉnh thời gian HS trở lại trường

Do dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, thay vì yêu cầu học sinh trở lại trường vào 17/2 như công bố trước đó, nhiều địa phương đã điều chỉnh, cho học sinh tiếp tục nghỉ học để phòng dịch.

Theo đó, có 14 tỉnh học sinh được nghỉ đến ngày 17/2, bao gồm: Kiên Giang, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Cà Mau, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Lạng Sơn.

1 tỉnh là Yên Bái cho học sinh nghỉ đến ngày 19/2.

17 tỉnh/thành cho học sinh tạm dừng đến trường đến 21/2 gồm: Quảng Nam, Hậu Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Hà Nam, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Ninh Bình, Hoà Bình, Đắc Nông, Lai Châu, Vĩnh Long, Quảng Ninh.

6 tỉnh cho học sinh tạm dừng đến trường đến 22/2, gồm: Thanh Hóa, An Giang, Lào Cai, Quảng Bình, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

10 tỉnh/thành cho học sinh tạm dừng đến trường tới 28/2, gồm: Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Thái Nguyên, Bình Định, Điện Biên, Hà Nội, TPHCM, Long An.

Còn lại, các tỉnh thành cho học sinh tạm dừng đến trường khi có thông báo mới, gồm: Sơn La, Thái Bình, Bắc Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kom Tum, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Tuyên Quang, Gia Lai, Hà Giang.

Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)

150 trường đại học, cao đẳng đạt chuẩn chất lượng trong nước, quốc tế

Tuần qua, Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT công bố danh sách các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước và nước ngoài.

Theo danh sách của Bộ GD-ĐT cập nhật đến ngày 31/1/2021, cả nước có tổng cộng 150 cơ sở giáo dục đại học, 9 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước.

Trong số này, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) và Trường ĐH Giao thông vận tải là hai trường được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng trong nước sớm nhất (ngày 23/3/2016).

Có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) và Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp: Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM); Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng); Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Xây dựng; Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); Trường ĐH Tôn Đức Thắng; Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng được các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước cấp cho các cơ sở giáo dục đại học có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.

Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)

Giáo dục trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của Bộ GD&ĐT: Trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến khó lường, việc triển khai tập huấn giáo viên, tập huấn sách giáo khoa chuẩn bị thực hiện chương trình mới đối với lớp 2, lớp 6 sao cho phù hợp và chất lượng.

Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị, các nhà xuất bản có thể kết hợp giữa hình thức tập huấn trực tuyến và trực tiếp, thực hiện số hóa bài giảng tập huấn cung cấp tới giáo viên. Bộ trưởng nêu rõ: “Dù thế nào cũng không để việc tập huấn bị đứt đoạn”.

Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ GD&ĐT chiều 19/2, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch để kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp.

Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ GD&ĐT cho biết: Sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, có 14 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2; 49 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học trên lớp, trong đó có 1 tỉnh cho nghỉ đến hết ngày 19/2; 17 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 21/2; 6 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 22/2; 10 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 28/2; 15 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến khi có thông báo mới.

Đánh giá cao sự chủ động của địa phương, cơ sở giáo dục trong việc nhanh chóng đưa ra những quyết định về dạy và học nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đồng thời chỉ đạo: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch, từ đó kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp”.

Theo Bộ trưởng, mặc dù tình hình hiện nay vẫn đang trong tầm kiểm soát, song diễn biến tiếp theo chưa thể nói trước, vì vậy, các đơn vị chuyên môn tùy theo chức năng, nhiệm vụ đưa ra các kịch bản tình huống khác nhau, trong đó lưu tâm tới kịch bản điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học; kịch bản thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng… “Cần chủ động xây dựng phương án, để dù tình huống nào xảy ra cũng thực hiện được ngay”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.