Ngành GD&ĐT Gia Lai: Bức tranh toàn cảnh về đổi mới, sáng tạo trong dạy và học

GD&TĐ - Năm học 2016 - 2017, tỉnh Gia Lai đã linh hoạt, sáng tạo triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp cơ bản của toàn ngành GD&ĐT và chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. 

Ngành GD&ĐT Gia Lai: Bức tranh toàn cảnh về đổi mới, sáng tạo trong dạy và học

Chất lượng giáo dục của các bậc học được nâng lên một cách toàn diện, với nhiều thành tích nổi bật và được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong năm học 2016 - 2017.

Chất lượng giáo dục nâng lên toàn diện

Ở GDMN, tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tăng hơn 5,6% (tăng 5.144 trẻ) so với năm học trước. Toàn tỉnh đã xây dựng thêm 11 trường MN đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp 1 trường lên mức độ II, so năm học trước, nâng tỉ lệ trường chuẩn quốc gia lên 22,1%. Chất lượng GDMN được nâng cao, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với năm trước.

Tỉ lệ trẻ được ăn bán trú tăng so với năm học trước 1,33%. 100% các cơ sở GDMN trong toàn tỉnh bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ, có môi trường xanh - sạch - đẹp và thân thiện, thu hút trẻ đến trường. Các trường MN và trường TH vùng DTTS quyết liệt thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN và HSTH học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”, bước đầu mang lại những kết quả tích cực.

Kết thúc năm học 2016 - 2017, bậc GDTH có 89/276 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 32,24%). Duy trì Mô hình VNEN tại 70 trường, số lớp: 839, số học sinh 24.138 em. Tiếp tục triển khai giảng dạy Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo Đề án dạy học Ngoại ngữ của Bộ GD&ĐT với tổng số 239 trường, với 82.542/161.126 học sinh, đạt tỷ lệ: 50,97%.

Tổ chức dạy học Tin học tại 97 trường, 1.574 lớp, 40.845 học sinh (tăng 16 trường, 75 lớp, 2 640 học sinh); dạy học tiếng dân tộc tại 42 trường, 143 lớp với 3.977 học sinh. Mở rộng dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục tại 86 trường, 186 lớp, tổng số 4.797 học sinh (so với năm học 2015 - 2016 tăng 45 trường, 144 lớp và 3.785 học sinh).

Các đơn vị trường học đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh DTTS, đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt.

Các trường THCS, THPT đã chủ động, linh hoạt xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện từng địa phương, từng trường và với đối tượng học sinh. Thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động chuyên môn trong công tác dạy và học, nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT và duy trì sĩ số học sinh.

Chất lượng giáo dục được nâng lên một cách rõ rệt, tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017 đạt 92,89%. Mạng lưới GDNN - GDTXHN cấp huyện được kiện toàn và thống nhất. Sau khi sáp nhập, kiện toàn, cả tỉnh có 16 trung tâm GDNN - GDTX từng bước ổn định và đi vào hoạt động.

Việc triển khai dạy tiếng dân tộc Jrai, Bahnar tại các trung tâm GDTX được triển khai tích cực và có hiệu quả. Công tác bồi dưỡng, dạy tiếng DTTS cho đội ngũ CBCC công tại địa phương được thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC ở vùng dân tộc.

Đổi mới, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ năm học

Thẳng thắn nhìn nhận vào những khó khăn, hạn chế mà ngành GD&ĐT địa phương đang phải đối mặt, năm học 2017 - 2018, ngành GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã chủ động, linh hoạt đề ra các nhiệm vụ, giải pháp một cách đổi mới, sáng tạo nhằm quyết tâm theo đuổi những thành công được người dân, phụ huynh, học sinh ủng hộ.

Với những nhiệm vụ trọng tâm được xác định cụ thể: Giữ vững kỷ cương, nền nếp, đạo đức lối sống của giáo viên, học sinh; đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác truyền thông về giáo dục. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản, giáo dục mũi nhọn ở bậc học phổ thông.

Chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, đặc biệt là đối với giáo dục dân tộc; tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS; thực hiện giảm tải chương trình GDPT bằng việc giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các trường.

Tăng cường việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý chỉ đạo, điều hành. Từng bước triển khai Chính phủ điện tử ở cơ quan Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông; hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ thông tin cho công tác hoạch định chính sách và quản lý cho tất cả các cơ quan quản lý GD&ĐT.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, hoạt động du học cho học sinh phổ thông. Duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, PCGDTH đúng độ tuổi và PCGDTHCS và đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đạt chỉ tiêu được giao hàng năm.

Tăng cường và thực hiện hiệu quả việc dạy học ngoại ngữ theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020. Chuẩn hóa đội ngũ, nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên ngoại ngữ. Tích cực, chủ động phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp huy động và duy trì sĩ số học sinh; khắc phục và ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học, hiện tượng bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, trật tự trường học; triển khai có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Thực hiện rà soát quy hoạch tổng thể hệ thống trường lớp của các địa phương, trên cơ sở đó xây dựng và đề xuất kế hoạch phát triển hệ thống trường lớp theo hướng đồng bộ, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển giáo dục của từng địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với nhà giáo và HSSV.

Chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp

Để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm đó, ngành GD&ĐT Gia Lai cũng đã đề ra những giải pháp mang tính căn cơ, phù hợp với tình hình, điều kiện riêng của địa phương. Theo đó, tập trung thực hiện tốt công tác truyền thông nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đội ngũ CBQL GV.

Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ quản lý giáo dục. Rà soát lại thực trạng, lập kế hoạch xây dựng CSVC, tăng cường thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới. Có kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSVC. Có cơ chế, chính sách ưu tiên để phát triển, giáo dục miền núi, giáo dục dân tộc. Triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS, chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS.

Tổ chức có hiệu quả các hội nghị chuyên đề, tập huấn chuyên môn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tập trung vào những nội dung mới, những khó khăn vướng mắc, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học; chú trọng đến công tác ôn tập và phụ đạo học sinh yếu, kém. Thực hiện tốt phong trào thi đua chuyên đề “Duy trì sĩ số học sinh năm học 2017 - 2018”, “Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia 2018”, “Trường xanh - sạch - đẹp”…

Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển GD&ĐT; củng cố hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT đáp ứng quy mô phát triển giáo dục ở vùng khó; lồng ghép kinh phí các chương trình mục tiêu, dự án, ngân sách để đầu tư xây dựng CSVC trường học. Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.