Ngăn ngừa “lợi ích nhóm” trong lựa chọn sách giáo khoa

GD&TĐ - Cử tri thành phố Đà Nẵng đề nghị Bộ GD&ĐT làm rõ thắc mắc: Trường hợp UBND 63 tỉnh/thành chọn 63 loại sách khác nhau thì sẽ ra sao? Bộ sách giáo khoa mới không được lựa chọn có lãng phí không? Nhà xuất bản này được chọn, nhà xuất bản khác không được chọn thì liệu có lợi ích nhóm? 

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trả lời nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó quy định rõ nguyên tắc (mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 1 đầu sách giáo khoa), tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ chức và hoạt động của hội đồng lựa chọn sách giáo khoa... Các cơ sở giáo dục khi lựa chọn sách giáo khoa theo đúng quy định theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT sẽ không xảy ra tình trạng “lợi ích nhóm” như ý kiến của cử tri nêu.

Để bảo đảm tính thống nhất trong việc lựa chọn sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh, thành phố, Bộ GD&ĐT đã tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Giáo dục năm 2019 và có hiệu lực từ 1/7/2020. Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục 2019 quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa, sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.

Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn các địa phương lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục 2019. Những quy định trong Thông tư thay thế Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ GD&ĐT sẽ quy định chặt chẽ để bảo đảm tính khách quan và ngăn ngừa “lợi ích nhóm” trong lựa chọn sách giáo khoa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.