Ngân hàng Thế giới ghi nhận thành tựu giáo dục Việt Nam

GD&TĐ - Nhóm chuyên gia GD của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa thực hiện ghi chép về “Nguồn vốn nhân lực Việt Nam: Thành tựu GD đáng ghi nhận và những thách thức trong tương lai”. Ghi nhận một số yếu tố tác động đến các thành tựu, đặc biệt là các chính sách đúng đắn về GD và sự triển khai hiệu quả các chính sách này. Văn bản cũng đưa ra các thách thức cơ bản mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai.

Hiệu quả đầu tư cho giáo dục của Việt Nam được thể hiện rõ qua những thành công trong đổi mới giáo dục phổ thông
Hiệu quả đầu tư cho giáo dục của Việt Nam được thể hiện rõ qua những thành công trong đổi mới giáo dục phổ thông

Thành công từ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ

Các nhà hoạch định chính sách GD trên khắp thế giới đều ngạc nhiên trước những thành công về GD của Việt Nam trong tiếp cận GD cơ bản và kết quả học tập. Mặc dù mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn tương đối thấp, nhưng học sinh Việt Nam vẫn có thành tích vượt trội so với học sinh ở các nước OECD

 WB nhấn mạnh tác động mạnh mẽ từ các cam kết mạnh mẽ và liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với phát triển GD, với cơ chế giải trình trách nhiệm cao và quyền tự chủ cho các trường học, được hỗ trợ hệ thống báo cáo và giám sát nội bộ và từ bên ngoài mạnh mẽ, có tác dụng thúc đẩy việc mở rộng và cải thiện hệ thống GD một cách liên tục. Việc chi tiêu ngân sách vào đầu tư cho GD cơ bản ở mức tương đối cao, với đầu vào căn bản và sự công bằng. 

trong các kỳ đánh giá quốc tế. Bí quyết của thành công này là gì? Dựa trên kết quả thực tế và các nghiên cứu về GD cơ bản ở Việt Nam, nhóm chuyên gia WB, đứng đầu là bà Sachiko Kataoka đã soạn thảo một ghi chép về những thành tựu đáng ghi nhận của GD cơ bản Việt Nam và những thách thức trong tương lai.

Ghi chép của WB nhấn mạnh tác động mạnh mẽ từ các cam kết mạnh mẽ và liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với phát triển GD, với cơ chế giải trình trách nhiệm cao và quyền tự chủ cho các trường học, được hỗ trợ hệ thống báo cáo và giám sát nội bộ và từ bên ngoài mạnh mẽ, có tác dụng thúc đẩy việc mở rộng và cải thiện hệ thống GD một cách liên tục. Việc chi tiêu ngân sách vào đầu tư cho GD cơ bản ở mức tương đối cao, với đầu vào căn bản và sự công bằng. Việt Nam luôn ưu tiên đầu tư vào GD văn hóa phổ thông và cơ bản, chi tiêu hướng tới sự công bằng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả đầu ra tương đối cao và đồng đều của GD Việt Nam.

Mặt khác, Chính phủ Việt Nam có các chính sách thu hút và hỗ trợ giáo viên đạt chuẩn, thông qua các ưu đãi và liên tục phát triển chuyên môn cho giáo viên. Giáo viên nhận trợ cấp và một số chế độ ưu đãi. Học viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên được miễn học phí và ưu tiên học bổng. Ngược lại, giáo viên cũng thường xuyên đóng góp các đánh giá và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui 

Đẩy mạnh cơ hội tiếp cận GD, sử dụng chiến lược đánh giá hiệu quả

Một số khía cạnh văn hóa cũng tác động mạnh mẽ đến thành công của GD Việt Nam, chẳng hạn như truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”, kỳ vọng của cha mẹ đối với con em, hay môi trường mang tính kỷ luật cao của giáo viên và học sinh

Việt Nam cũng đẩy mạnh cơ hội tiếp cận GD cho trẻ em, các khoản chi công cho trường mầm non giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Để tăng cơ hội GD cho trẻ em, Chính phủ cũng đã huy động cộng đồng và khu vực tư nhân tham gia vào GD mầm non.

Ngoài ra, Việt Nam đã sử dụng chiến lược đánh giá một cách hiệu quả, đặc biệt là kết quả đánh giá học sinh trong các kỳ thi quốc tế và sử dụng kết quả này để cải thiện hệ thống. Ví dụ, để đáp ứng với kết quả PISA 2012, Việt Nam đã thay đổi khung pháp lý cho các kỳ thi quy mô lớn để đa dạng hóa các phương pháp thử nghiệm, cải thiện chất lượng và mở đường cho đánh giá dựa trên năng lực.

Một số khía cạnh văn hóa cũng tác động mạnh mẽ đến thành công của GD Việt Nam, chẳng hạn như truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”, kỳ vọng của cha mẹ đối với con em, hay môi trường mang tính kỷ luật cao của giáo viên và học sinh. Ghi chép cũng cho rằng, trong khi một số các yếu tố làm nên sự thành công của GD Việt Nam thuộc về truyền thống văn hóa, khó có thể sao chép được, thì các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi rất nhiều từ các quyết sách GD của Việt Nam.

Những cô giáo tương lai
 Những cô giáo tương lai

Cần giải quyết tốt những thách thức mới

Cùng với những đánh giá tích cực về thành công của GD cơ bản Việt Nam thời gian qua, ghi chép của WB cũng phân tích các thách thức mà hệ thống GD Việt Nam phải đối mặt.

Thứ nhất, tiếp cận GD trung học còn chưa cao và chưa công bằng. Các nhóm có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số, người dân ở các khu tái định cư, người dân thuộc các hộ nghèo, ở vùng sâu, vùng xa và người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận GD.

Thứ hai, mặc dù Chính phủ cam kết cải thiện chất lượng GD bằng cách tăng cường thực hành giảng dạy dựa trên năng lực và cải cách chương trình và sách giáo khoa, nhưng vẫn cần có những hướng dẫn rõ ràng và tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy dựa trên năng lực.

Thứ ba, khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển, cần đầu tư nhiều hơn vào trình độ học vấn cao hơn và học cả đời, giúp người học có khả năng tốt hơn trong việc chuyển biến các kiến thức và kỹ năng nền tảng thành những kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

Ngoài ra, hệ thống GD đại học của Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động; Việt Nam cũng chưa có chiến lược mạnh mẽ để khắc phục vấn đề này. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được những điểm yếu này và cam kết khắc phục tiếp tục củng cố nguồn nhân lực, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế.

Nhân dịp này, ngài Ousmane Dione, Giám đốc WB đã gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về thành tựu GD cơ bản của Việt Nam. Trong thư có đoạn: “Nhân dịp này, tôi muốn chúc mừng Bộ GD&ĐT, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo xuất sắc của ông, về những công việc mà Bộ đang thực thi nhằm giám sát việc triển khai các chương trình GD trên toàn quốc.

Các nhà thành lập chính sách GD thế giới rất bất ngờ về thành công của GD cơ bản Việt Nam, thể hiện qua thành tích cao tại các kỳ đánh giá PISA 2012 và PISA 2015, khi các em học sinh 15 tuổi của Việt Nam đã vượt qua nhiều đối thủ thuộc các nước OECD. Kinh nghiệm và các khả năng thực tiễn về cải cách chính sách GD của Việt Nam trong việc triển khai các chương trình GD đang được quan tâm cao độ, bằng chứng là nhiều nước đã đề nghị trao đổi kiến thức về vấn đề này”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ