Ngân hàng Nhà nước thanh tra đột xuất 11 ngân hàng thương mại

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra đột xuất và ban hành kết luận thanh tra hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại 11 ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước thanh tra đột xuất 11 ngân hàng thương mại

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, trả lời kiến nghị cử tri về thanh tra, kiểm tra các ngân hàng trong phát hành, tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, cử tri TP.Hà Nội kiến nghị về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực ngân hàng, có quy định chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sớm làm rõ trách nhiệm của các ngân hàng trong tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân.

Theo đó, trong thời gian qua, NHNN đã thanh tra đột xuất và ban hành kết luận thanh tra hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại 11 ngân hàng.

Dựa vào kết quả thanh tra, NHNN đã xử phạt hành chính với những ngân hàng vi phạm. Việc thanh tra và xử lý, theo cơ quan này, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật và các rủi ro nguy cơ gây mất an toàn hoạt động.

Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro với đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, cơ quan này sẽ xử lý nghiêm các ngân hàng để xảy ra các vi phạm đã cảnh báo, ngân hàng chậm khắc phục sai phạm. Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế về hoạt động thanh tra theo hướng chặt chẽ và phù hợp chuẩn mực quốc tế.

Trong năm 2022, thanh tra, giám sát ngân hàng đã thanh, kiểm tra 1.420 cuộc, trong đó 1.034 cuộc theo kế hoạch và 385 cuộc kiểm tra đột xuất.

Trước đó, NHNN đã chỉ đạo cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong hệ thống.

Các ngân hàng thương mại bị thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gồm Techcombank, TPBank, SHB, PVComBank, VietBank, SeABank, Baoviet Bank... Đến tháng 4/2022, cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra tại 7 ngân hàng, trừ Baoviet Bank.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện một số giải pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro với đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện một số giải pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro với đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng.

Theo quy định hiện hành, ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại khoản nợ của doanh nghiệp hay để tăng quy mô vốn hoạt động; không được mua trái phiếu doanh nghiệp để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Ngoài ra, các ngân hàng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng.

Số liệu từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 25/11/2022, các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu lớn nhất, chiếm 41%; các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng chiếm lần lượt 28,59 % và 7,73% tổng khối lượng phát hành, doanh nghiệp sản xuất chiếm 6,72% tổng khối lượng phát hành.

Cũng theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến hết tháng 1, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong năm 2023.

Các đợt phát hành được công bố trong tháng 1/2023 hầu hết đều được phát hành vào tháng 12/2022. Trong các đợt phát hành này, nhóm ngân hàng chiếm đa số với 3.269,5 tỷ đồng phát hành trái phiếu riêng lẻ và 10.637,8 tỷ đồng phát hành ra công chúng. Ngoài ra, 3 đợt phát hành còn lại đến từ nhóm các công ty chứng khoán và bất động sản, chỉ chiếm khoảng 3%.

Trong tháng 2/2023, 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ở thị trường trong nước. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn trong tháng 2/2023 là 5.940 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ tháng trước).

Tính từ đầu năm tới nay, tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại đạt hơn 15.300 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ năm 2022).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...