Ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em: Cần sự phối hợp của gia đình

GD&TĐ - Theo thống kê mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, hiện có tới 7 đạo luật gồm Hiến pháp 2013, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Phòng chống mua bán người, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình và đặc biệt có Luật Trẻ em năm 2016; cùng 12 quyết định, thông tư, chỉ thị để bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực và xâm hại.  

Ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em: Cần sự phối hợp của gia đình

Như vậy, với quy định của pháp luật hiện hành thì hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục là trẻ em là rất nghiêm khắc, đủ sức răn đe, giáo dục và ngăn ngừa hành vi phạm tội. Nhưng tại sao tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng và phức tạp; số vụ việc bị khởi tố, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật còn hạn chế. Bởi vì, đối tượng bị xâm hại tình dục là trẻ em, chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên không có khả năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại; các em rất dễ bị dụ dỗ, lừa phỉnh, lôi kéo bằng cách như cho bánh kẹo hoặc đồ chơi yêu thích để đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Nhiều trường hợp, do các cháu không nhận thức được vấn đề nên thường chịu đựng không dám nói sự việc để cha mẹ biết hoặc các em sợ đối tượng phạm tội đánh hoặc hứa hẹn nếu các em không nói sẽ tiếp tục cho quà… Chính vì vậy, nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em không bị phát giác, đồng thời, đối tượng phạm tội vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, tiếp tục lừa phỉnh, lợi dụng các em để xâm hại tình dục trong một thời gian dài.

Khi các em có những biểu hiện khác lạ, cha mẹ mới tiến hành kiểm tra, truy vấn thì các em mới khai ra là mình bị xâm hại tình dục, nhưng thời điểm xâm hại tình dục xảy ra từ nhiều ngày trước nên khi gia đình trình báo với cơ quan công an, thì lúc này khó có thể thu thập chứng cứ để củng cố hồ sơ xử lý đối tượng phạm tội. Bên cạnh đó, khi phát giác vụ việc từ lời khai của các em thì cũng chỉ là lời khai của một phía, trong khi đó đối tượng phạm tội không khai nhận hành vi của mình nên rất khó xử lý. Hoặc trong trường hợp đối tượng có thừa nhận hành vi phạm tội của mình đi chăng nữa nhưng cơ quan điều tra không thể thu thập, tìm ra chúng cứ để chứng minh thì cũng khó có thể khởi tố người có hành vi phạm tội.

Khi phát hiện đối tượng có hành vi xâm hại tình dục trẻ em, gia đình người bị hại cần phải bình tĩnh, xử lý tình huống theo quy trình để đưa kẻ thủ ác ra ánh sáng và bị trừng trị theo pháp luật. Trước hết, cha mẹ cần thường xuyên để ý đến trẻ, nếu thấy xuất hiện các vết thương, vết bầm ở miệng, vùng kín của trẻ; hay trẻ có biểu hiện sợ hãi một người hoặc một nơi đặc biệt nào đó… thì phải nhẹ nhàng tâm sự với trẻ để trẻ nói ra sự thật.

Nếu có hành vi xâm hại tình dục xảy ra thì phải kịp thời trình báo với cơ quan công an để tiến hành xác minh sự việc; áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ như chưa vội tắm gội cho trẻ; kịp thời đưa trẻ đi giám định theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan điều tra hoặc có thể chủ động đưa trẻ đi giám định…; kịp thời cung cấp cho cơ quan điều tra biết thông tin về đối tượng phạm tội để bắt tạm giam (nếu có căn cứ) hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra. Tránh để trẻ sợ hãi, hoảng loạn khi gia đình phối hợp với cơ quan điều tra tìm ra thủ phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.