Ngăn chặn phương tiện vi phạm bằng mọi giá: Liệu có cần thiết?

GD&TĐ - Thời gian qua, tình trạng CSGT bám đuổi người điều khiển phương tiện vi phạm làm náo loạn trên đường phố thường xuyên xảy ra, dẫn đến người vi phạm cố ý lạng lách, đánh võng, chạy tốc độ cao để né tránh có nguy cơ gây ra tai nạn là rất cao. 

Ngăn chặn phương tiện vi phạm bằng mọi giá: Liệu có cần thiết?

Nhiều trường hợp CSGT đu bám lên cabin, gương chiếu hậu… có trường hợp phương tiện vi phạm kéo lê CSGT đến vài trăm mét mới dừng lại là những hành vi nguy hiểm, gây phản cảm.

Phải xác định rằng, người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật giao thông không phải là tội phạm nguy hiểm nên không cần thiết phải áp dụng các biện pháp để truy đuổi đến cùng hay dùng công cụ hỗ trợ, kể cả vũ khí được trang bị để ngăn chặn. Người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật giao thông là hành vi vi phạm hành chính, khi CSGT ra tín hiệu dừng xe để xử lý vi phạm nhưng không chấp hành thì CSGT vẫn có quyền truy đuổi nhưng đây không phải làm biện pháp cuối cùng để xử lý người vi phạm; CSGT có thể thông qua các trạm, tổ tuần tra của CSGT… đang chốt chặn phía trước trên cùng tuyến đường để yêu cầu phương tiện vi phạm dừng lại để xử lý hoặc CSGT có thể phạt nguội thông qua camera giám sát.

Nếu áp dụng đầy đủ quy trình phạt nguội đối với người điều khiển phương tiện vi phạm thì các hành vi vi phạm sẽ được xử lý đến nơi, đến chốn, không nhất thiết phải bắt buộc phương tiện dừng lại để trực tiếp xử lý. Các nước trên thế giới đa số đều áp dụng biện pháp phạt nguội thông qua camera giám sát, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chấp hành một cách nghiêm túc, bởi vì, họ không lo có lực lượng tuần tra, kiểm soát hay không, mà họ ý thức được rằng mọi hành trình của họ đều có camera giám sát, nếu vi phạm sẽ bị xử lý bất cứ lúc nào, do đó ý thức chấp hành của họ rất cao.

Thiết nghĩ, Bộ Công an cần nghiên cứu xây dựng một hành lang pháp lý để xử lý các phương tiện vi phạm pháp luật giao thông nhưng cố tình bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, vừa đảm bảo an toàn cho CSGT, vừa đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Đồng thời, cần trang bị camera giám sát cho lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ để ghi lại hình ảnh những hành vi vi phạm và tiến hành xử lý vi phạm vào ngày hôm sau.

Mặt khác, CSGT cần phải hạn chế việc truy đuổi, đu bám hoặc đứng trước phương tiện vi phạm để ngăn chặn, vì nếu người điều khiển phương tiện vi phạm đang trong trạng thái tinh thần bị kích động, cố tình trốn tránh, bỏ chạy hoặc thiếu quan sát… có thể tông vào CSGT sẽ gây ra thương tích hoặc ảnh hưởng đến tính mạng. Đối với người điều khiển phương tiện vi phạm cố tình bỏ chạy cần phải tiến hành kiểm tra, xác minh thông qua biển số phương tiện, trích xuất hình ảnh vi phạm thông qua camera và phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý vi phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.