Ngắm cây bonsai gần 400 tuổi vượt qua vụ đánh bom Hiroshima

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cây thông trắng Miyajima cổ thụ là chứng tích sống trong vụ quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới rơi xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Cây thông trắng Miyajima.
Cây thông trắng Miyajima.

Cây bonsai này được trồng vào năm 1625 và đã trường tồn với thời gian gần 400 năm. Tuy nhiên, điều thực sự làm nên sự khác biệt của nó là sự kiên trì và sức sinh tồn sau hậu quả của quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới được thả xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945.

Cây cảnh có tuổi đời nhiều thế kỷ này được nghệ nhân cây cảnh Masaru Yamaki tặng cho Mỹ vào năm 1976. Nó là biểu tượng của hòa bình và thiện chí giữa 2 quốc gia.

Yamaki và gia đình ông là những người trồng cây cảnh được kính trọng vào thời điểm xảy ra vụ đánh bom và họ sống cách vụ nổ chỉ hơn 3km. Bất chấp thực tế là quả bom đã làm chết 140.000 người và phá hủy thành phố, cây bonsai này và gia đình ông Yamaki vẫn không bị hư hại nhờ những bức tường cao trong nhà của họ.

Cây bonsai hơn 400 tuổi.

Cây bonsai hơn 400 tuổi.

Ông Yamakis chăm sóc cẩn thận cây bonsai này trong suốt nhiều năm và trao nó cho Mỹ như một “món quà hòa bình”.

Lịch sử đáng kinh ngạc của cây này được khám phá vào năm 2001, khi các cháu trai của ông Yamaki đến thăm Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia ở Washington, D.C, Mỹ.

Mặc dù bảo tàng tập trung vào vị trí của cây cảnh như một biểu tượng của tình bạn, nhưng khách tham quan không thể bỏ qua khả năng phục hồi và ý nghĩa lịch sử của nó.

Mọi người không thể không cảm nhận được mối liên hệ với quá khứ khi ở bên sinh vật sống này. Đặc biệt họ kinh ngạc trước khả năng chịu đựng và phát triển của nó khi đối mặt với nghịch cảnh.

Cây thông trắng Miyajima là một cảnh tượng tuyệt vời để chiêm ngưỡng, cũng là một tượng đài cho sức mạnh của thiên nhiên và tinh thần con người.

Theo Captain-planet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ