Ngải cứu - “thảo dược qúy” trong sách cổ - chị em nên học ngay 4 cách dùng hiệu quả nhất

GD&TĐ - Ngải cứu là loại rau quen thuộc được nhiều người yêu thích dùng trong các món ăn. Tuy nhiên ngải cứu thật sự còn có nhiều công dụng khác không chỉ trong nấu nướng để cải thiện sức khỏe của bạn.

Ngải cứu - “thảo dược qúy” trong sách cổ - chị em nên học ngay 4 cách dùng hiệu quả nhất
Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae, trong dân gian còn có thể gọi là thuốc cứu hay cây ngải điệp. Cây ngải cứu mọc rất nhiều ở các vùng quê Việt Nam, với tác dụng hữu ích của nó, nhiều gia đình trồng ngải cứu để chế biến cùng các món ăn hàng ngày.

Lợi ích sức khỏe từ ngải cứu

1. Ngải cứu giúp kháng khuẩn

Theo nghiên cứu y học hiện đại cho thấy cây ngải cứu là một loại thuốc kháng khuẩn, kháng vi rút phổ rộng, có tác động ức chế và giết chết các vi khuẩn và vi rút có hại, phòng ngừa và điều trị các bệnh về đường hô hấp. Lá ngải cứu là phương pháp phòng chống dịch bệnh đơn giản nhất.

ngai cuu - "thao duoc quy" trong sach co chi em nen hoc ngay 4 cach dung hieu qua nhat - 1

2. Ngải cứu dùng để tiêu độc, trị ho

Lá ngải có tác dụng tiêu độc, sát trùng, có thể dùng lá ngải cứu để tắm có tác dụng nhất định đối với cơ thể. Đun nước lá ngải cứu không cần cầu kỳ, nếu dùng để tắm, chỉ cần một nắm lá ngải cứu, rửa sạch cho hết bụi bẩn, sau đó đun từ 5-10 phút, vớt lá, rồi đổ nước đun lá ngải cứu vào bồn tắm, hòa thêm nước lạnh cho đủ độ ấm để tắm.

Dầu trong lá ngải cứu có tác dụng chống ho, tiêu đờm và chống dị ứng. Thông thường lá ngải không có tác dụng phụ, ít có khả năng ngộ độc, nhưng cũng không được dùng quá nhiều, mỗi lần đun khoảng 20-30g lá ngải là thích hợp, nếu ho đã khỏi thì nên dừng, không nên dùng trong thời gian dài.

3. Ngải cứu giúp trừ khử muỗi và côn trùng

Mùa côn trùng, muỗi hoành hành, dùng thuốc muỗi có thể gây những nguy cơ về sức khỏe. Dùng lá ngải cứu với lượng vừa phải ngâm cùng với dầu cây sơn trà cho vào trong chai thủy tinh, để trong vòng 1 tháng.

Khi thành phần của lá ngải cứu kết tủa vào dầu sơn trà, phát ra mùi hương ngào ngạt, bạn lọc lấy dầu cho vào chai, thêm ít tinh dầu oải hương, bạc hà, chanh. Đây chính là "vũ khí" thân thiện với môi trường để mang theo bên mình, giúp trừ khử muỗi và côn trùng.

ngai cuu - "thao duoc quy" trong sach co chi em nen hoc ngay 4 cach dung hieu qua nhat - 2

4. Ngải cứu tăng cường sức đề kháng

Theo dân gian, người xưa thường có thói quen ăn lá ngải cứu, bởi theo Đông Y, lá ngải cứu là một loại thuốc rất hữu hiệu. Lá ngải cứu có tính ấm, có tác dụng làm bổ gan, lá lách và thận, còn có thể cầm máu, ngăn lạnh và giảm đau. Vì vậy, cây ngải cứu thường được sử dụng chế biến thức ăn như: trà lá ngải, canh lá ngải, cháo lá ngải, trứng tráng lá ngải… để cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Một số bài thuốc từ ngải cứu để chữa bệnh

1. Dùng ngải cứu ngâm chân loại bỏ khí hư, khí lạnh trong cơ thể

Lấy một lượng lá ngải cứu vừa đủ, nấu sôi trong khoảng 5 phút, cho vào chậu để nguội bớt đến khi ấm vừa thì đem ngâm chân khoảng 15 phút.

Qua nhiều thực nghiệm cho thấy, lá ngải cứu có tác dụng rất mạnh trong việc loại bỏ khí hàn, sử dụng lá ngải cứu để ngâm chân sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra hiệu quả, làm ấm cơ thể. Nhờ đó 12 kinh lạc trong cơ thể được khai thông, khí huyết khỏe mạnh, hơi lạnh trong cơ thể tự nhiên sẽ tiêu tan đi.

ngai cuu - "thao duoc quy" trong sach co chi em nen hoc ngay 4 cach dung hieu qua nhat - 3

2. Lá ngải cứu trị mụn nước nhỏ, mụn trứng cá

Lấy lá ngải cứu tươi, rửa sạch, vò nát hoặc xay nhuyễn đến khi lá ngải ép thành nước, dùng lá ngải cứu đã xay đắp lên bề mặt da bị mụn nước hoặc mụn trứng cá khoảng 20 phút.

Biện pháp này có tác dụng thấm hút sạch các chất nhờn từ da, giúp da có độ ẩm và tái tạo bề mặt da. Lưu ý, đặc biệt không dùng lá ngải cứu chà sát mạnh để mụn vỡ ra, mỗi ngày đắp lá ngải cứu 2 lần để có tác dụng tốt nhất.

4. Điều trị bệnh ngứa âm đạo

Cho 20g lá ngải cứu tươi vào nồi, cho 500ml nước vào đun sôi. Dùng nước này xông hơi vùng bị nhiễm ngứa khoảng 15 phút, hoặc có thể lấy nước rửa vùng bị ngứa, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch, ngày rừa 1- 2 lần và rửa liên tục trong vòng 5 ngày. Đây là một trong những cách giúp các chị em bớt viêm ngứa "vùng kín".

Một số lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu

1. Đối tượng không nên ngâm chân lá ngải

Người bị bệnh suy tim, suy thận: Vì tình trạng của những người bị bệnh suy tim, suy thận thường rất không ổn định, sự kích thích phản xạ vùng chân có thể gây phản ứng mạnh, làm bệnh càng ngày càng nặng thêm, do vậy các bác sĩ khuyên những người này không nên ngâm chân lá ngải.

ngai cuu - "thao duoc quy" trong sach co chi em nen hoc ngay 4 cach dung hieu qua nhat - 4

Quá đói hoặc ăn quá no: Ngâm chân khi đói có thể ức chế sự bài tiết của dịch dạ dày, không thuận lợi cho việc tiêu hóa, ngâm chân sau khi ăn quá no có thể làm giảm lượng máu ở cơ quan tiêu hóa và nội tạng, ảnh hướng tới hệ tiêu hóa.

Trẻ em đang phát triển: trong giai đoạn này trẻ dùng nước lá ngải ngâm chân sẽ làm biến dạng dây chằng do nhiệt, dây chằng bị giãn, điều này không có lợi cho sự phát triển của vòng chân, có thể gây chân vòng kiềng.

2. Bị viêm gan không nên dùng ngải cứu

Người bị viêm gan không nên sử dụng ngải cứu bởi nó là loại tinh dầu dễ bay hơi, nếu tinh dầu này đi vào gan đối với những bệnh nhân đang bị viêm gan, sẽ gây rối loạn tế bào gan, gây vàng da, viêm da cấp tính, xơ gan cổ trướng,…

3. Không nên sử dụng ngải cứu quá nhiều

Nếu dùng quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, co giật. Sau nhiều lần có thể dẫn đến co cứng, thậm chí tê liệt và tổn thương ở tế bào não,…

ngai cuu - "thao duoc quy" trong sach co chi em nen hoc ngay 4 cach dung hieu qua nhat - 5

Tóm lại ngải cứu là một cây thuốc quý, sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên khi sử dụng cũng chú ý tới liều lượng, để tận dụng được những công dụng của nó, đồng thời tránh những trường hợp ngoài mong muốn gây hại cho sức khỏe.

Theo Eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ