Nga: Sinh viên kiện trường đòi cắt giảm học phí

GD&TĐ - Cuối tháng 11, 21 sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Moscow (MSU) đệ đơn kiện lên Tòa án Moscow. Nhóm yêu cầu trường đại học hoàn trả một phần học phí của học kỳ mùa xuân 2019 - 2020 và học kỳ mùa thu 2020 - 2021.

Trường Đại học Moscow.
Trường Đại học Moscow.

Đại diện nhóm sinh viên cho biết: “Nhiều người tỏ ra tức giận khi ban giám đốc nhà trường quyết định không giảm học phí. Tại trường chúng tôi, học phí mỗi ngành dao động từ 400.000 RUB (5.200 USD) đến 600.000 RUB (7.900 USD)”. Đây là mức học phí cao tại Nga.

Khi đăng ký vào trường mùa hè năm ngoái, sinh viên không được thông báo sẽ phải học trực tuyến. Khi nhóm liên hệ với trưởng khoa Báo chí, giảng viên cho biết đào tạo từ xa là một phần trong chương trình giáo dục toàn thời gian. Tuy nhiên, hồ sơ đăng ký không có thông tin này nên các sinh viên yêu cầu trường cân nhắc lại về mức học phí.

Bên cạnh đó, hơn 50.000 sinh viên thuộc nhóm Liên minh Sinh viên toàn quốc, học tập tại các trường đại học trên toàn quốc, đã ký đơn kiến nghị với yêu cầu tương tự. Một số nhóm sinh viên tại các trường hàng đầu cả nước như Học viện Kinh tế Quốc dân và Hành chính công, Đại học Sư phạm Moscow, Đại học bang Yaroslav-the-Wise Novgorod, Đại học bang Chuvash cũng đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu được cắt giảm học phí.

Sinh viên MSU và nhiều trường đại học khác tại Nga đánh giá chất lượng giáo dục đại học đã giảm đáng kể khi chuyển sang dạy trực tuyến. Oleg Tsapko, Chủ tịch Liên minh sinh viên toàn quốc, cho biết nhiều sinh viên phàn nàn nhưng chưa sẵn sàng viết đơn khiếu nại vì lo sợ bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, đại diện các trường đại học Nga thông tin không thể thỏa thuận với sinh viên về việc giảm học phí. Tiến sĩ Yuri Lobanov, phát ngôn viên chính thức của Trường Đại học Kỹ thuật Bang Novosibirsk (NSTU), một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nga, cho biết: “Hơn 15.000 sinh viên học toàn thời gian tại NSTU nhưng chỉ có khoảng 10 người yêu cầu giảm học phí.

Nhóm bị từ chối vì nhà trường không thấy có lý do để làm việc này. Theo quan điểm của chúng tôi, chất lượng giáo dục đại học không giảm sút dù chuyển sang online”.

Tiến sĩ Lobanov cho biết, trước đại dịch Covid-19, NSTU đã sử dụng hệ thống được thiết kế riêng cho việc học trực tuyến, dành cho sinh viên ở xa. Học phí được sử dụng để trả lương cho giáo viên nhưng giáo viên vẫn làm việc với tần suất như bình thường nên ban giám hiệu không thể cắt giảm lương của họ.

Ngoài ra, học phí dùng để chi trả tiền mua dụng cụ phòng thí nghiệm. Tại NSTU, các lớp học trong phòng thí nghiệm vẫn hoạt động trực tiếp, khối lượng công việc của giảng viên và sinh viên không giảm nên chi phí của các trường vẫn duy trì ở mức cũ.

Cùng quan điểm với NSTU, Trường Đại học Tổng hợp St Petersburg (SPbU) cũng giữ nguyên mức học phí. Người phát ngôn của trường giải thích, do Nga áp dụng biện pháp kiểm dịch nên SPbU phải thay đổi hình thức đào tạo đại học. Và theo thông báo chính thức của Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Nga ngày 18/3/2020, việc sử dụng công nghệ và học tập từ xa không thay đổi hình thức đào tạo hay chất lượng đào tạo.

Đại diện SPbU giải thích chất lượng giáo dục đại học tại Nga dựa trên tín chỉ, bất kể hình thức đào tạo và công nghệ giáo dục. Việc sử dụng công nghệ trong đào tạo cũng làm tăng chi phí duy trì cơ sở hạ tầng, tiền lương của nhân viên hỗ trợ.

“Nhìn chung, tổng chi phí của việc học toàn thời gian trực tiếp và học sử dụng công nghệ từ xa là tương đương nhau. Do đó, chúng tôi thấy không có lý do gì để tính toán lại học phí”, người này cho biết.

Tuy nhiên, Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Nga đang xây dựng hướng dẫn thay đổi học phí đại học do chuyển đổi hình thức đào tạo. Vì vậy, chính sách của các trường đại học có thể được điều chỉnh trong tương lai.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.