Nga: Ra mắt nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới

GD&TĐ - Hôm 23/8, Nga đã ra mắt nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới Akademik Lomonosov và sẽ cho rời cảng Murmansk (Bắc Cực) để bắt đầu hành trình 5.000 km đến phía Đông Bắc Siberia.

Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov

Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nga Rosatom cho biết, Akademik Lomonosov là một giải pháp thay thế đơn giản của nhà máy điện thông thường; đồng thời khẳng định, các nhà máy điện hạt nhân nổi như vậy sẽ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài trong tương lai.

Nặng 21.000 tấn và có hai lò phản ứng với công suất 35 megawatt/lò, gần bằng công suất các lò phản ứng được sử dụng trong tàu phá băng hạt nhân, Akademik Lomonosov có thể di chuyển với tốc độ 3,5 - 4,5 hải lý/giờ.

Hành trình của nhà máy điện này dự kiến kéo dài từ 4 – 6 tuần, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng băng trên đường. Khi đến thị trấn Pevek, Akademik Lomonosov sẽ thay thế một nhà máy hạt nhân địa phương và một nhà máy điện than để cung cấp điện cho hoạt động khai thác dầu khí của Nga ở Bắc Cực.

Tuy nhiên, các nhóm hoạt động môi trường từ lâu đã cảnh báo về sự nguy hiểm của Akademik Lomonosov. Ông Rashid

Alimov, người đứng đầu tổ chức vì môi trường Greenpeace (Nga) cho biết, các nhà hoạt động môi trường đã chỉ trích ý tưởng về nhà máy điện hạt nhân nổi từ những năm 1990.

“Bất kỳ nhà máy điện hạt nhân nào cũng tạo ra chất thải phóng xạ và có thể dễ gặp tai nạn. Ngoài ra, không có cơ sở hạ tầng nào có thể làm sạch dọn dẹp hạt nhân”, ông Alimov nói thêm.

Cũng theo ông Alimov, một nhà máy điện hạt nhân nổi là cách sản xuất điện mang tới nhiều rủi ro và quá tốn kém.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ