Nga nói về việc chuyển khí đốt qua Ukraine trong tương lai

GD&TĐ - Tương lai của việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ phụ thuộc vào hành động của các quốc gia châu Âu – một quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết khi trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti hôm nay (13/7).

Đường ống dẫn khí đốt.
Đường ống dẫn khí đốt.

Theo người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky, nếu người tiêu dùng châu Âu duy trì nhu cầu và hệ thống đường ống Ukraine vẫn hoạt động, Nga sẽ cân nhắc lựa chọn cho khí đốt quá cảnh qua Ukraine. Ông cho rằng việc EU từ bỏ Nga làm nhà cung cấp đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ không còn nhận được phí vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển hiện tại với Ukraine được ký vào tháng 12/2019 với thời hạn 5 năm và tùy chọn gia hạn thêm 10 năm. Ukraine đã coi thỏa thuận này là một thắng lợi lớn.

Sau khi hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2, EU áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng đối với Moscow và tuyên bố ý định cắt đứt nguồn năng lượng từ Nga.

Hồi tháng 5, Ukraine tuyên bố ngừng vận chuyển khí đốt qua một trong hai tuyến đường mà Nga sử dụng, cho rằng việc này là cần thiết vì mất quyền kiểm soát một phần đường ống. Trong khi đó, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga bác bỏ tuyên bố của Ukraine rằng việc tiếp tục vận hành đường ống là không an toàn.

Dòng khí đốt qua một tuyến đường khác đến châu Âu là Nord Stream đã bị gián đoạn vào tháng trước. Nga cho biết phải giảm 60% công suất do Đức không trả lại tuabin khí sau khi bảo trì. Phần thiết bị quan trọng này bị mắc kẹt tại Canada do lệnh trừng phạt đối với Nga.

Berlin và Ottawa đã đàm phán về việc trả lại tuabin. Tuy nhiên, Canada vẫn chưa cho biết khi nào nó sẽ được chuyển trở lại Đức. Ukraine chỉ trích quyết định trả lại tuabin vì cho rằng nó làm xói mòn các lệnh trừng phạt Nga.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.