Nga nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại trong nhiều năm tới

GD&TĐ - Chiến lược gia cao cấp tại Bộ Ngoại giao Nga Aleksey Drobinin cho biết một khuôn khổ kinh tế “Đại Á - Âu” có thể trở thành mục tiêu ngoại giao hàng đầu của Nga trong nhiều năm tới.

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Ý tưởng đằng sau sáng kiến Đối tác Đại Á – Âu (GEP) là thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia nhưng không can thiệp vào chính sách nội bộ của họ. Nó sẽ đóng vai trò là “một đường viền khung cho hội nhập kinh tế và an ninh, mở ra cho tất cả các quốc gia và tổ chức trên lục địa này.

“Giá trị gia tăng của nó sẽ là sự kết hợp hài hòa giữa các dự án hội nhập, chiến lược phát triển quốc gia, chuỗi sản xuất, hậu cần và hành lang vận tải năng lượng” – ông viết trong một bài báo quan trọng, được xuất bản hôm qua (3/8).

Tổng thống Nga Putin lần đầu đề xuất GEP vào năm 2015. Ông đã nêu giá trị của nó vào cuối tháng 5 khi nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Liên minh Kinh tế Á – Âu, một cơ quan hội nhập khu vực bao gồm một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Ông Putin gọi GEP là “một dự án văn minh lớn”, nhằm “thay đổi kiến trúc chính trị và kinh tế của toàn lục địa, trở thành một biện pháp bảo vệ cho sự ổn định và thịnh vượng, tạo nên sự đa dạng của các mô hình phát triển, văn hóa và truyền thống của tất cả các dân tộc”.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ