Nga nêu lý do không tạm dừng hành động quân sự trong lúc đàm phán với Ukraine

GD&TĐ - Hôm nay (21/3), phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga nói với báo giới rằng Moscow sẽ không tạm dừng các hành động quân sự chống lại Ukraine trong khi tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev.

Một cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Một cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Ông Peskov giải thích, “việc tạm dừng hoạt động, bất kỳ sự tạm dừng nào, đều được các đơn vị chủ nghĩa dân tộc dùng để tập hợp lại và tiếp tục tấn công quân đội Nga”. Ông cho biết trước đây binh sĩ Nga ở Ukraine đã trải qua việc này “một số lần”.

Trong cuộc tấn công kéo dài gần 1 tháng vào Ukraine, Nga đã tuyên bố ngừng bắn nhiều lần. Họ cho rằng việc tạm dừng giao tranh ở tiền tuyến sẽ cho phép dân thường sơ tán khỏi các khu vực bị ảnh hưởng và để viện trợ nhân đạo được đưa tới các thành phố Ukraine đang có chiến tranh.

Moscow và Kiev liên tục đổ lỗi cho nhau về vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở nhiều vùng khác nhau của đất nước. Nga nói rằng họ tin chính phủ Ukraine không kiểm soát được hết các đơn vị của mình, vốn bao gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Theo Moscow, những lực lượng này quyết tâm chiến đấu đến cùng và không ngần ngại dùng dân thường làm lá chắn sống và phá hoại các nỗ lực ngăn chặn thương vong.

Các phái đoàn Nga và Ukraine đã tổ chức một số vòng đàm phán hòa bình và được cho là đạt được một số tiến bộ trong việc xây dựng một thỏa thuận được cả 2 bên chấp nhận. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Moscow triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2 vì cho rằng cần bảo vệ các nước cộng hòa ly khai và chính Nga. Hiện Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập và không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.

Kiev khẳng định hành động của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ thông tin đang có kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa ly khai bằng vũ lực.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.