Nga gặp khó khi nỗ lực bán Su-35 cho Trung Đông

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đây không phải là lần thất bại đầu tiên trong nỗ lực của Nga nhằm xuất khẩu loại máy bay chiến đấu này.

Nga gặp khó khi nỗ lực bán Su-35 cho Trung Đông

Nga đang tích cực quảng bá máy bay chiến đấu Su-35 ở khu vực Trung Đông, nhưng kể từ năm 2021, Moskva không có liên hệ nào với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về việc cung cấp loại tiêm kích đa năng này.

Thông tin trên hãng thông tấn TASS đăng tải, sau khi tham chiếu đến tuyên bố của người đứng đầu Công ty nhà nước Rosoboronexport - ông Alexander Mikheev bên lề Triển lãm quốc tế Dubai Airshow 2023.

Báo chí Nga thậm chí còn trích dẫn một phát biểu đầy đủ từ người đứng đầu Rosoboronexport, và nó cho thấy rất rõ việc Moskva đang phải cố gắng xây dựng lại danh tiếng cho vũ khí của họ, vốn đã chịu tổn hại trong cuộc chiến Ukraine.

"Tiêm kích Su-35 đã chứng tỏ là tổ hợp hàng không có hiệu quả cao trong chiến đấu, nó vẫn phát huy tốt năng lực trong điều kiện bị các hệ thống tác chiến điện tử và phòng không đưa ra phản ứng mạnh mẽ".

"Chúng tôi đang thảo luận về việc hợp tác với một số quốc gia liên quan đến nhiều loại vũ khí, trong đó có Su-35.

Nga rất tích cực quảng bá chiếc tiêm kích này trên thị trường thế giới, tại các quốc gia Trung Đông, linh hoạt thích ứng với yêu cầu của khách hàng tiềm năng. Nhưng đồng thời sau năm 2021, chúng tôi không còn liên lạc với UAE nữa”.

Tiêm kích Su-35 đang rơi vào cảnh "ế ẩm" tương tự MiG-35.

Tiêm kích Su-35 đang rơi vào cảnh "ế ẩm" tương tự MiG-35.

Từ phát biểu trên, có thể thấy rằng trong giai đoạn này, Moskva buộc phải thừa nhận sự khó khăn trong việc xuất khẩu Su-35S. Ngoài Liên bang Nga, chỉ có Trung Quốc đang vận hành 24 chiếc, trong khi Indonesia, Ai Cập và Iran đã hủy hợp đồng.

Bên cạnh đó, danh sách các quốc gia ban đầu quan tâm đến Su-35 và sau đó thay đổi ý định ngày càng mở rộng, bao gồm cả những đối tác có truyền thống mua vũ khí Nga.

Lý do chính dẫn đến tình trạng trên được cho là bắt nguồn từ việc Mỹ cảnh báo sẽ áp đặt lệnh cấm vận lên người mua theo Đạo luật CAATSA, khiến nhiều khách hàng tiềm năng phải "chùn chân".

Việc vũ khí Nga có màn thể hiện không như ý muốn tại chiến trường Ukraine, tình trạng chậm trễ trong giao hàng khi tổ hợp công nghiệp quốc phòng phải tập trung cho các đơn hàng phục vụ nhu cầu từ Bộ Quốc phòng Nga cũng là một nguyên nhân khác khiến triển vọng xuất khẩu của Su-35 khá kém trong thời gian tới.

Tính năng nổi bật của tiêm kích đa năng Su-35 do Nga chế tạo.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ