Nga cảnh báo về 'sự thống trị của phương Tây' đối với cơ quan LHQ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga cho rằng việc tái bổ nhiệm người của Đan Mạch để lãnh đạo chương trình môi trường của LHQ có thể ‘chính trị hóa’ các nỗ lực bảo tồn toàn cầu.

Trụ sở LHQ tại New York, Mỹ.
Trụ sở LHQ tại New York, Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết các nỗ lực bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu của LHQ có thể trở thành nạn nhân của xu hướng thân phương Tây nếu Giám đốc điều hành hiện tại bà Inger Andersen, người Đan Mạch, được tái bổ nhiệm để lãnh đạo cơ quan môi trường của tổ chức này.

Tuyên bố trên được đưa ra để đáp lại cáo buộc rằng Nga đã tìm cách ngăn chặn bà Andersen làm ứng cử viên, nhằm làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev trong cuộc xung đột quân sự với Moscow.

Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) có nhiệm vụ nâng cao nhận thức và vận động cho các giải pháp toàn cầu để chống biến đổi khí hậu. Bà Andersen - một chuyên gia kinh tế và bảo tồn người Đan Mạch, hiện đang là giám đốc điều hành của chương trình này, nhưng nhiệm kỳ của bà sẽ hết hạn vào năm nay.

Tuần trước, tờ Financial Times trích dẫn hai nguồn tin của LHQ nói rằng Moscow đang nỗ lực ngăn chặn việc tái bổ nhiệm bà Andersen. Báo cáo cũng trích dẫn các nhà ngoại giao giấu tên mô tả động thái này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Nga nhằm gây ảnh hưởng trên trường thế giới và làm suy yếu các mục tiêu của các quốc gia phương Tây đã lên án hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine.

Không nêu cụ thể nơi xuất bản, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga gọi bản báo cáo là “có tính chất chính trị”.

Bà Zakharova tuyên bố việc kéo dài nhiệm kỳ của bà Andersen sẽ “tăng cường hành vi phân biệt đối xử trong việc hầu như chỉ bổ nhiệm đại diện của các nước phương Tây vào vị trí cao này.”

Thực tiễn như vậy chắc chắn dẫn đến sự thống trị của các nhân viên phương Tây tại UNEP và bỏ qua các kinh nghiệm bảo tồn phong phú của quốc gia và ưu tiên của các nước đang phát triển.

Bà Zakharova lập luận rằng, việc tái bổ nhiệm bà Andersen có thể dẫn đến “chính trị hóa” các nỗ lực môi trường quốc tế.

“Chúng tôi tin rằng đã đến lúc tăng cường sự cân bằng địa lý tại UNEP và để một thành viên đến từ thế giới không thuộc phương Tây lãnh đạo tổ chức này” - Bà nói.

Lãnh đạo của UNEP được bầu bởi Đại hội đồng LHQ sau khi được đề cử bởi tổng thư ký của tổ chức này.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...