Giống lúa mới mở ra giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực toàn cầu

GD&TĐ - Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã nhân giống thành công một giống lúa lai thương mại dưới dạng một dòng vô tính từ hạt với hiệu suất 95%.

Trồng lúa (Ảnh: IE).
Trồng lúa (Ảnh: IE).

Theo Đại học California (thành phố Davis, Mỹ), giống lúa lai thương mại mới trên có thể làm giảm chi phí, cho phép nông dân có thu nhập thấp trên khắp thế giới tiếp cận với các biến thể lúa kháng bệnh, năng suất cao.

Một nửa dân số thế giới phụ thuộc vào lúa như một loại lương thực chính, nhưng lúa lai khá đắt và chỉ cải thiện năng suất khoảng 10%.

Theo phó giáo sư danh dự Gurdev Khush tại Khoa Khoa học Thực vật, Đại học California, điều này cho thấy những ưu điểm của giống lúa lai vẫn chưa đến được với một bộ phận đáng kể nông dân trên thế giới.

Ông Khush đã chỉ đạo nỗ lực phát triển các giống lúa mới có năng suất cao khi làm việc tại Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế từ năm 1967 cho đến khi nghỉ hưu tại Đại học California năm 2002. Vì thành tích này, ông đã được trao Giải thưởng Lương thực Thế giới năm 1996.

Việc sinh sản các giống lai dưới dạng dòng vô tính, vốn không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần nhân giống thêm, có thể là một cách tiếp cận cho vấn đề này. Một hiện tượng được gọi là apomixis (tiếp hợp vô tính) cho phép nhiều loài thực vật hoang dã tạo ra những hạt giống giống như bản sao của chính chúng.

“Một khi bạn có giống lai, nếu bạn có thể tạo ra apomixis, thì bạn có thể trồng nó hàng năm” - ông Khush nói.

Thử nghiệm các giống lúa

Thử nghiệm các giống lúa

Tại Khoa Sinh học Thực vật và Khoa học Thực vật của Đại học California, một nhóm dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Venkatesan Sundaresan và trợ lý Giáo sư Imtiyaz Khanday đã thực hiện thành công apomixis ở cây lúa cách đây 4 năm, với khoảng 30% hạt giống là dòng vô tính.

Sử dụng một dòng lúa lai thương mại, 2 ông Sundaresan và Khanday cùng các cộng sự từ Pháp, Đức và Ghana hiện đã chứng minh rằng quy trình này có thể được duy trì trong ít nhất 3 thế hệ và đạt hiệu quả vô tính là 95%.

Giáo sư Sundaresan cho biết, apomixis ở cây trồng là mục tiêu nghiên cứu trên toàn thế giới trong hơn 30 năm qua vì nó có thể giúp mọi người có thể tiếp cận được việc sản xuất hạt lai. Kết quả là sự gia tăng sản lượng có thể giúp đáp ứng nhu cầu toàn cầu của dân số ngày càng tăng mà không cần phải tăng sử dụng đất, nước và phân bón đến mức không bền vững.

Theo Giáo sư Sundaresan, những phát hiện này có thể được áp dụng cho các loại cây lương thực khác. Đặc biệt, lúa đóng vai trò là khuôn mẫu di truyền cho các loại cây ngũ cốc khác như ngô và lúa mì, những loại cây này cùng nhau tạo nên những mặt hàng lương thực quan trọng trên toàn cầu.

Theo IE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.