New Zealand: Học sinh thiếu giáo dục an toàn dưới nước

GD&TĐ - Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới bước vào mùa đông thì ở châu Úc, lại là lúc mùa hè sắp về. Cứ mỗi dịp này, truyền thông New Zealand lại nóng lên với mối lo về việc thiếu hụt giáo dục an toàn khi ở dưới nước đối với trẻ em. Qua mỗi năm, mối lo này càng lớn dần…

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra những bất cập trong yêu cầu trang bị kỹ năng an toàn dưới nước cho HS ở các trường học New Zealand
Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra những bất cập trong yêu cầu trang bị kỹ năng an toàn dưới nước cho HS ở các trường học New Zealand

Đáng báo động

Với 61 người chết trong các vụ đuối nước có thể phòng ngừa được, chỉ tính từ đầu năm 2018 tới giờ, Giám đốc điều hành về an toàn nước New Zealand (WSNZ), Jonty Mills cho biết, thậm chí một vụ đuối nước trong trường hợp có thể phòng ngừa được cũng đã là quá nhiều.

“Đó là vấn đề của bản thân nạn nhân, do thiếu kỹ năng giữ an toàn khi ở dưới nước. Chúng tôi biết rằng khoảng 85 - 90% các vụ đuối nước là có thể ngăn chặn được”, Jonty Mills nói với RadioLIVE trong Chương trình The AM Show vào ngày 17/12, với nội dung tập trung vào cách giữ an toàn khi ở dưới nước trong mùa hè này.

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết trong các hoạt động giải trí ở New Zealand, theo người phụ trách WSNZ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai do thương tích không chủ ý cho những người ở độ tuổi 1 - 24 và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba ở quốc đảo này.

Ông Jonty Mills, Giám đốc điều hành WSNZ, cho rằng việc được trang bị kỹ năng an toàn dưới nước là quyền của mọi trẻ em

Những con số sẽ nói lên tất cả. Tỷ lệ chết đuối trên 100.000 người New Zealand cũng gấp đôi so với Úc và bốn lần so với Vương quốc Anh. Trong 10 năm qua, chi phí cho các ca tử vong và thương tích do đuối nước là khoảng 4,79 tỷ USD. Tính trung bình mỗi năm, New Zealand có khoảng 107 người tử vong do đuối nước. Thống kê từ WSNZ chỉ ra rằng có khoảng hơn 40 người sẽ có nguy cơ mất mạng trước khi kết thúc năm 2018 - cũng là thời điểm mùa hè ở châu Đại Dương bắt đầu - nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục.

Ông Jonty Mills cho rằng, tỷ lệ chết đuối cao của New Zealand là do sự thiếu hụt trầm trọng trong giáo dục kỹ năng cho học sinh; đồng thời tin rằng các nhà trường New Zealand cần phải đẩy mạnh kỹ năng sinh tồn khi ở dưới nước cho trẻ em. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng đó là quyền của mọi đứa trẻ New Zealand trong hệ thống GD mà chúng đang hưởng thụ, trong đó có nền tảng cơ bản là an toàn nước”.

Cần thiết thay đổi phương pháp

Cũng theo ông Jonty Mills, Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục New Zealand đã khảo sát các trường học trên cả nước vào năm 2016 và thấy rằng chỉ một phần tư số trường cung cấp một mức độ tối thiểu về kỹ năng an toàn khi ở dưới nước.

“Đó không phải là lỗi của các trường học - có rất nhiều áp lực đối với họ những ngày này. Nhưng những gì chúng ta biết là ngày càng có nhiều trẻ em không được dạy dỗ gì về khả năng bơi lội hay giữ an toàn nước. Đó là mối lo ngại thực sự đối với yêu cầu phòng chống đuối nước lâu dài của chúng ta”, ông Mills lo lắng.

Một vấn đề khác được ông Mills lưu ý là sự đa dạng ngày càng tăng của New Zealand, với tỷ lệ nhập cư cao ở Auckland (thành phố ở đảo Bắc của New Zealand; đồng thời là khu đô thị lớn nhất cả nước). Nhiều người nhập cư đến New Zealand có thể xuất phát từ những khu vực không gần biển hay sông ngòi, khiến họ xa lạ và không lường trước được những mối nguy hiểm đối với nước.

Trước đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2017 cũng cảnh báo kỹ năng an toàn dưới nước của trẻ em New Zealand không thể chấp nhận được, làm tăng mối lo ngại từ các cơ quan an toàn nước. Nghiên cứu từ ĐH Otago, khảo sát HS ở độ tuổi tiểu học (6 - 11 tuổi) từ tám trường học xung quanh Dunedin đã phát hiện ra các kỹ năng đầy hạn chế, với 62% HS không thể bơi 100 mét. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc trang bị kiến thức về rủi ro và ứng phó khẩn cấp dưới nước cho HS ở các trường học là rất thấp hoặc không mang lại hiệu quả cần thiết. 

Khi nói về yêu cầu giáo dục cho trẻ em kỹ năng giữ an toàn dưới nước, ông Mills đã chỉ ra kỹ năng về nước cho cuộc sống, tiêu chuẩn quốc gia của WSNZ về giáo dục dưới nước cho những người từ 5 - 15 tuổi. Chương trình được phát triển từ kết quả của nghiên cứu quốc tế, dựa trên thực tiễn của New Zealand, hiện đã được triển khai tới khoảng 200.000 trẻ em trên cả nước, theo ông Mills.

Chương trình được tạo thành từ bảy bộ kỹ năng, bao gồm 21 kỹ năng dưới nước và 6 kỹ năng liên quan đến nhận thức an toàn dưới nước. Một khóa học phù hợp cho những người trẻ khuyết tật ở mọi lứa tuổi cũng bao gồm đào tạo cho cha mẹ và người chăm sóc của các em.

Ông Mills cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của áo phao cho người dân, nhất là với trẻ em, khi xuống nước vào mùa hè này. Ông nói WSNZ là cơ quan ủng hộ mạnh mẽ việc mặc áo phao bắt buộc trên tất cả các con tàu trên mặt nước, bất kể trong hoàn cảnh nào. Ông dẫn ra quy tắc áo phao của Hội đồng thành phố Auckland: Chủ tàu (thuyền) phải mang theo áo phao phù hợp cho mọi người trên tàu; Nếu tàu (thuyền) dài 6m hoặc nhỏ hơn, mọi người trên tàu phải mặc áo phao, trừ khi thuyền trưởng nói rằng đủ an toàn để bỏ nó ra; Áo phao phải được mặc trên tất cả các tàu (thuyền) trong điều kiện có nguy cơ cao.

Theo Newshub

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.