Anh: Cam kết tăng cường giáo dục cho trẻ dễ bị tổn thương

GD&TĐ - Giáo viên và nhân viên xã hội sẽ nhận được lời khuyên để cải thiện sức khỏe, hành vi và khả năng đến trường của trẻ em dễ bị tổn thương, cam kết vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục (DfE) Damian Hinds đưa ra.

Giáo viên cần là người gần gũi nhất đồng thời sẽ là chuyên gia tư vấn tốt nhất cho trẻ dễ bị tổn thương
Giáo viên cần là người gần gũi nhất đồng thời sẽ là chuyên gia tư vấn tốt nhất cho trẻ dễ bị tổn thương

Thước đo của xã hội

Dữ liệu điều tra cho thấy, trong năm học 2016 - 2017, cứ 10 HS trường tiểu học ở Anh thì có một nhân viên xã hội trong vòng sáu năm đầu tiên của cuộc đời. Mức độ đạt được trung bình của GCSE (chương trình THCS 2 năm, được phát triển bởi ĐH Cambridge) cho những đứa trẻ cần hỗ trợ (nhóm trẻ dễ bị tổn thương) là gần một nửa so với những HS khác.

Để giải quyết bất cập nêu trên, hôm 10/12, DfE đã công bố kết quả về cách các chuyên gia làm việc với trẻ em dễ bị tổn thương, những tác động bất lợi mà các em gặp phải; trường học và công tác chăm sóc xã hội cần làm gì để có thể giúp những đứa trẻ này được hưởng lợi, qua đó mở ra những cơ hội trong tương lai cho các em.

Damian Hinds, Bộ trưởng DfE

Báo cáo của DfE được in thành những bộ ấn phẩm, nhằm cung cấp cho giáo viên và nhân viên xã hội lời khuyên để giúp cải thiện việc đi học, hành vi và phúc lợi dành cho trẻ dễ bị tổn thương; chẳng hạn như điều chỉnh cách nhà trường hay tổ chức xã hội quản lý hành vi của trẻ em dễ bị tổn thương và thích nghi với cách mà giáo viên hay nhân viên xã hội trò chuyện với trẻ.

Nói thêm về báo cáo của DfE, Bộ trưởng Damian Hinds nhấn mạnh:

“Thước đo về một xã hội là cách chúng ta đối xử với những đứa trẻ cần sự hỗ trợ nhất. Nếu chúng ta thực sự mong muốn tất cả trẻ em thành công, bất kể nền tảng của chúng là gì, chúng ta không thể bỏ qua thực tế khắc nghiệt về kết quả tồi tệ đối với nhóm trẻ dễ bị tổn thương, lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta muốn con mình trải nghiệm”.

“Không có lý do gì để chúng ta hạ thấp sự kỳ vọng vào một đứa trẻ cần sự giúp đỡ hoặc cần bảo vệ, so với những gì chúng ta trông đợi hay cung cấp cho những đứa trẻ bình thường khác. Cho dù có sự đảm bảo rằng một đứa trẻ đang bị tổn thương sẽ có nhân viên tiếp cận và hỗ trợ một cách đáng tin cậy với chuyên môn cao, nhưng tôi hy vọng lời khuyên thiết thực này có thể giúp những nhà lãnh đạo trong trường học và tổ chức chăm sóc xã hội, hãy kết hợp vai trò của giáo viên với nhân viên xã hội; trao đổi và ngồi lại để làm việc cùng nhau nhiều hơn, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho những em cần hỗ trợ. Làm việc cùng nhau, chúng ta có thể giúp các em có cơ hội lớn hơn để bước qua thử thách và phát huy tiềm năng của mình”.

Những đề xuất cụ thể

Các kêu gọi của DfE xuất phát từ dữ liệu khảo sát được thực hiện vào tháng 3 năm nay, với việc tập hợp ý kiến từ hơn 600 chuyên gia chăm sóc xã hội và trường học, về cách họ hỗ trợ trẻ em cần sự giúp đỡ và bảo vệ trong GD.

Khảo sát cho thấy, phần lớn những đứa trẻ dễ bị tổn thương đã nhận được hỗ trợ ở trường, nhưng bằng cách hiểu rõ hơn về nhu cầu và hoàn cảnh của chúng, sự hỗ trợ này có thể được nhắm mục tiêu tốt hơn. Bản đánh giá tạm thời về trẻ em cần giúp đỡ và bảo vệ được DfE công bố hôm 10/12 chia sẻ một hệ thống dữ liệu mới về cách thức thực hành tốt nhất mà các chuyên gia đã xác định để hỗ trợ trẻ em phát triển trong học tập và đạt được kết quả tốt hơn.

Các đề xuất cụ thể về những cách thức thực hành tốt nhất bao gồm:

Bồi dưỡng cho các chuyên gia cách thức nhận ra tác động lâu dài của tổn thương tâm lý hay hoàn cảnh riêng đối với việc đi học, học tập, hành vi và phúc lợi của trẻ em;

Chia sẻ thông tin tốt hơn và làm việc nhiều giữa các trường học và các cơ quan địa phương khác về hoàn cảnh gia đình của trẻ;

Đưa vào trường học và thực hiện các điều chỉnh tương xứng để thúc đẩy kết quả tốt hơn - chẳng hạn như giáo viên điều chỉnh cách họ giao tiếp với trẻ em dễ bị tổn thương và cách họ quản lý hành vi của mình.

DfE cũng lưu ý yếu tố phổ biến nhất ở trẻ em cần được giúp đỡ và bảo vệ bởi các tổ chức chăm sóc xã hội là lạm dụng trong gia đình, được xác định trong hơn một nửa các đánh giá của nhân viên xã hội năm ngoái. Các phát hiện nêu bật hiệu quả đã mang lại từ Chiến dịch Encompass, vốn đã giúp trẻ em đối diện với lạm dụng trong gia đình được tiếp xúc với cảnh sát một cách nhanh nhất, các nhà trường cũng được thông báo nhanh nhất để có ngay hành động phù hợp vào sáng hôm sau. Nhân viên nhà trường sau đó sẽ nói chuyện với trẻ ngày hôm đó và quyết định cách hỗ trợ trẻ tốt nhất, chẳng hạn như cho chúng thời gian để bình tĩnh hoặc không khiển trách chúng vì bị trễ hoặc quên bài tập về nhà.

Katie Ghose - Giám đốc Điều hành của Viện Trợ giúp Phụ nữ, cho biết: Ước tính 160.000 trẻ em ở Anh hiện sống trong hoàn cảnh có tình trạng lạm dụng trong gia đình. Trẻ em không chỉ chứng kiến những lạm dụng đó (như việc cha mẹ cãi nhau, hay một trong hai nước vi phạm pháp luật, bố mẹ bị mất việc… cho đến việc bị người thân bạo hành) mà họ thực sự còn trải nghiệm nó. Những trải nhiệm đó tác động ghê gớm tới tâm sinh lý của trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của các em và đôi khi thậm chí khiến cuộc sống của các em gặp nguy hiểm. Không một đứa trẻ nào phải đối mặt với lạm dụng trong gia đình một mình và tiếng nói của chúng bây giờ phải được lắng nghe. Đó là lý do tại sao chúng tôi hoan nghênh cam kết của Bộ trưởng DfE để thay đổi điều này.

Theo GOV.UK

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...