1. Cấm trẻ không được bộc lộ cảm xúc
Khi trẻ vấp ngã, vì đau quá nên thút thít, hay các tình huống tương tự, cha mẹ đừng bao giờ quát lên với trẻ: "Không được khóc, nín ngay!".
Trẻ còn quá nhỏ, tâm lý chưa được hoàn thiện, vững vàng. Nếu cha mẹ cấm trẻ không được bộc lộ cảm xúc, sẽ khiến trẻ trở nên cục tính, bức bối. Lâu dần sẽ trở nên vô cảm, thậm chí rối loạn cảm xúc, ích kỷ, tai hại hơn là xa lánh không muốn tin tưởng, gần gũi cha mẹ.
Ép trẻ không được bộc lộ cảm xúc, là 1 trong các nguyên nhân khiến trẻ tự ti, khép kín.
2. Cấm trẻ không được gần gũi với bản thân mình
Nhiều cha mẹ, khi bận rộn thường nói với trẻ: "Mẹ bận lắm, con đừng làm phiền không mẹ phạt bây giờ" hoặc: "Mẹ cấm con không được vào đây, yên lặng ngay lập tức".
Con trẻ hiếu động, thường dễ làm rối tung công việc của cha mẹ, nhưng đó không phải là lý do chính đáng khiến bạn cấm đoán trẻ không được gần gũi với chính mình. Bằng không, trẻ sẽ càng lảng tránh không muốn nói chuyện với cha mẹ, đặc biệt là những vấn đề cần thiết, những việc rắc rối, tủi hờn. Dần dần trẻ sẽ trở nên yếu đuối, lo nghĩ nhiều, sợ sệt, khép kín với những mối quan hệ xung quanh.
3. Cấm trẻ sợ hãi
Trong sâu thẳm trái tim đứa trẻ nào cũng tồn tại những nỗi sợ. Dù với người lớn rất nhỏ nhặt, như: sợ ma, sợ bóng tối, sợ tiếng ồn...
Tuy nhiên, cha mẹ đừng vì vậy, mà ép trẻ phải mạnh mẽ và gạt bỏ nỗi sợ bằng những câu nói khích bác như: “Có gì đâu phải sợ” hay: “Sao con nhát thế?” sẽ khiến trẻ tự ái, tổn thương lòng tự trọng.
Thay vào đó, cha mẹ hãy "chịu chung" nỗi sợ với con, và giải thích rằng những thứ đó hoàn toàn vô hại. Vì chẳng phải bạn đang cùng con cảm nhận, và chúng chẳng thể làm hại ai sao?