Nếu không muốn bị ung thư bạn hãy dừng ăn bún ngay hôm nay

Nếu không thể nhận biết được bún sạch thì bạn nên dừng ăn chúng ngay ngày hôm nay.

Nếu không muốn bị ung thư bạn hãy dừng ăn bún ngay hôm nay

Nhiều chất ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày

ăn bún
Bạn không nên ăn bún nếu bị bệnh dạ dày và không chắc rằng chúng có độc hại không.

Với nhiều người, bún là món ăn sáng tuyệt vời nhất và dễ ăn nhất. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng ăn nhiều. Bởi rất có thể, dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Có nhiều bệnh nhân đã bị loét dạ dày hoặc thủng cả niêm mạc dạ dày. Lý do vì trong bún có nhiều chất tạo chua và không tốt cho dạ dày của bạn.

Bún là thực phẩm bẩn chứa hàn the

Ngoài chứa nhiều hóa chất, rất nhiều người hiện nay đã không dám ăn bún vì họ đã coi món bún là thực phẩm bẩn.

Theo cách làm bún truyền thống, người ta phải ngâm gạo từ 48-72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay sẽ được một hỗn hợp bột nước.

Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi và cho vào một nồi nước nóng đun sôi để bún có thể dai, không bị nhão.Nhưng hiện nay công nghệ máy móc hiện đại, người dân thường chỉ ngâm gạo trong vòng vài tiếng đem xay rồi tách nước cho thêm bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi và bún nhìn sáng hơn.

Thậm chí, nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Điều này càng khiến bún là thực phẩm đáng sợ với sức khỏe con người.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng nhận định: Trong các chất phụ gia thực phẩm, tinopal là chất cấm chỉ dùng trong công nghiệp như trong sơn để làm bóng sơn. Tiếc là trong bún, người sản xuất lợi dụng cho nó vào. Do đó, chất này rất nguy hiểm, có thể gây suy gan, suy thận và lâu dần dẫn đến ung thư.

Không chỉ nỗi lo chứa tinopal mà bún còn bị sử dụng hàn the trong khi làm nó. Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Hàn the sẽ tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính.

Nếu sử dụng hàn the lâu ngày có thể gây ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Ngoài ra, hàn the còn gây hại thận, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.

Ăn bún "bẩn"có thể gây ung thư

Khi những thông tin về phở có chứa phooc môn độc hại khiến người tiêu dùng lo lắng vừa kịp lắng xuống thì tiếp theo sau đó lại là nỗi lo khác về bún chứa hóa chất.

Ngay từ năm 2013, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số địa phương. Kết quả là phát hiện một số chủ cơ sở sản xuất bún gian dối, có sử dụng chất Tinopal trong sản xuất bún, bánh phở, bánh canh tươi…

Theo thông tin đăng tải trên website chính thức của Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, cho biết hóa chất này có tên là Tinopal - hóa chất có khả năng phát huỳnh quang và làm cho sản phẩm sáng trắng hơn.

Điều này đe dọa trầm trọng sức khỏe của con người lẫn sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Tinopal (còn gọi là chất huỳnh quang) và hàn the là 2 hóa chất được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp chế tạo bún phở ngày nay.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội đã từng cho biết, Tinopal hay còn được gọi là chất huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Tuy nhiên, hóa chất này rất độc hại và có khả năng gây ung thư vì thế, nó không được cho phép dùng trong thực phẩm. Thế nhưng, vì lợi dụng tính chất làm cho màu óng đẹp mà nhiều cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đã sử dụng hóa chất này, bao gồm cả trong chế biến bún, phở. Chất tinopal có tác dụng tẩy trắng bún, làm cho sợi bún có màu óng ả, đẹp mắt.

Cách nhận biết bún sạch và bún "bẩn"

Bún sạch, bún an toàn

Theo bác sĩ Thúy Hà, những sợi bún sạch sẽ hơi nát, có màu trắng đục hoặc tối màu và dễ đứt gãy. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Đặc biệt, mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.

Bún độc hại

Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng mẩy, dai, khó đứt gãy. Chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. “Nhai bún nhiễm hóa chất trong miệng không hề kích thích tuyến bọt tiết ra mùi vị. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Những sợi bún đó, sẽ chuyển sang màu xanh và khô cứng”, bác sĩ Thúy Hà chỉ cách nhận biết bún độc hại.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ