Nếu bị những bệnh này đừng vội uống thuốc tây, hãy sử dụng đinh lăng vừa an toàn vừa hiệu quả

GD&TĐ - Khi bị những bệnh này đừng vội tới bác sĩ, chỉ cần dùng đinh lăng là khỏi – vừa an toàn lại hiệu quả bất ngờ.

Nếu bị những bệnh này đừng vội uống thuốc tây, hãy sử dụng đinh lăng vừa an toàn vừa hiệu quả

Các nước ở khu vực Châu Á thường sử dụng lá cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố và làm thuốc mỡ kháng khuẩn. Lá cây đinh lăng cũng được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa. Củ cây đinh lăng dùng để làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, chống kiết lỵ và điều trị đau dây thần kinh và đau khớp. Ngoài những lợi ích được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học, cây đinh lăng còn được sử dụng làm cây cảnh hoặc gia vị.

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

Đinh lăng – vị thuốc đặc trị cho người đau thắt ngực

Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông… Ngoài việc dùng thuốc, món ăn cũng đã giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Xin được giới thiệu một số món ăn để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt khi cần thiết.

Cháo đinh lăng tim lợn: Lá đinh lăng (dùng lá non) 60g, tim lợn 1 quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.

Tim lợn thái mỏng ướp gia vị, lá đinh lăng rửa sạch thái ngắn, gạo tẻ đãi sạch. Bỏ chung gạo và lá đinh lăng nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Cho gia vị, ăn nóng.

Công dụng: hoạt huyết bổ tâm, bệnh nhân có tiền sử đau thắt ngực nên dùng.

Cháo đan sâm chim bồ câu: Đan sâm 40g, chim bồ câu 1 con, gạo tẻ 100g.

Chim bồ câu làm thịt, bỏ nội tạng, băm nhỏ nêm gia vị, phi hành mỡ rồi cho thịt chim vào xào chín kỹ. Đan sâm sắc lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo. Khi cháo chín cho thịt chim bồ câu vào trộn đều, cho gia vị, ăn nóng.

Đan sâm bổ khí hoạt huyết, thông mạch. Chim bồ câu bổ ngũ tạng, bổ tinh tủy. Bệnh nhân đau thắt ngực, thiếu máu, hồi hộp nên dùng.

Bệnh thận

Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Ở Indonesia, những người mắc bệnh thận được khuyến cáo uống nước ép lá đinh lăng để lọc thận.

Tại sao nhà nào cũng cần có ít nhất 1 cây đinh lăng, bạn có biết nguyên nhân hay không?

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m.

Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình.

Chỉ nghe đến cái tên gỏi cá mà dân gian thường gọi thì dù người chưa từng nếm vị lá đinh lăng cũng sẽ liên tưởng ngay đến món gỏi cá hấp dẫn. Quả thật, lá đinh lăng non mà ăn kèm gỏi cá hay bánh xèo, bánh tráng phơi sương thì ngon tuyệt. Dùng như một loại rau, vị nhẫn nhẫn, chua chua, bùi bùi của lá hợp lạ lùng với vị đậm đà của cá, thịt. Cá kho vốn dĩ đã là “món thương món nhớ” trong tâm thức của nhiều người Việt, thêm hương đinh lăng vào càng khiến người thưởng thức lưu luyến khó quên.

Trồng cây đinh lăng thích nhất là có thể dùng cả 2 phần, lá để ăn, rễ dùng làm thuốc. Thường, những cây trồng từ 3 năm trở lên mới mang đến những bài thuốc hữu hiệu. Người ta sẽ đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, sau đó phơi hay sấy khô, dùng sắc thuốc uống.

Công dụng của cây đinh lăng:

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.

– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.

– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.

– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là “cây sâm của người nghèo”. Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ