Đừng coi thường đau lưng. Đó có thể là dấu hiệu của 1 căn bệnh ung thư rất nguy hiểm

GD&TĐ - Đau lưng có thể do ngồi nhiều, lười vận động, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu ung thư ở phổi.

Tôi bị đau lưng thường xuyên mà không biết nguyên nhân vì sao
Tôi bị đau lưng thường xuyên mà không biết nguyên nhân vì sao

Vào tháng 3/2012, cô Samantha Mixon (33 tuổi ở Georgia, Mỹ) bắt đầu cảm thấy đau đầu. Bác sĩ bảo cô bị đau nửa đầu và cho thuốc giảm đau. Khi thị lực của cô suy giảm tạm thời (màu sắc nhòe nhoẹt, không nhìn được xa), bác sĩ bảo có thể cô bị viêm xoang. Mỗi ngày Samantha có thể hắt hơi, xì mũi cả trăm lần. Chẳng viên thuốc nào hiệu quả, trái lại cô bắt đầu thấy nặng nề ở ngực.

5 tháng sau, lưng cô bắt đầu đau nhức, bác sĩ cho thuốc xoa dịu cơ bắp nhưng cũng không hiệu quả. Vào Lễ Tạ ơn năm đó, Samantha bắt đầu ho ra máu, cứ mỗi 3 tiếng cô lại uống thuốc.

Sau đó mẹ đưa cô đến bệnh viện. Chẩn đoán MRI (chụp cộng hưởng từ) cho thấy trong não cô có một vùng màu xám. Đó là một khối u. Samantha ngay lập tức được chuyển viện để tiến hành phẫu thuật.

Một người chị họ và dì của Samantha cũng từng bị u não lành tính nên cô nghĩ mình chỉ cần phẫu thuật là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Nhưng quả thật sét đánh ngang tai khi họ bảo cô bị ung thư phổi giai đoạn IV, và nó đã di căn lên não. Cô bị đau lưng chính là do khối u ở phổi gây ra, và Samantha được kết luận chỉ còn 12-18 tháng để sống.

Nhưng một trợ lý bác sĩ đã thổi thêm sức mạnh cho cô khi bảo rằng: “Samantha, cô mới 33 tuổi, đừng đầu hàng. Ít người nào bị ung thư phổi ở tuổi 33, đừng suy sụp bởi những con số thống kê. Người ta có thể chết, nhưng không phải cô”.

Chẩn đoán cho thấy cô đã bị ung thư phổi di căn.

Ban đầu, bác sĩ chỉ định cắt bỏ phổi phải của cô, nhưng sau đó họ phát hiện ung thư đã di căn sang phổi trái. Lúc này, nhiều đợt kiểm tra đã làm dấy lên 1 tia hy vọng: Samantha có đột biến EGFR. Một số loại thuốc có thể phù hợp với loại đột biến này.

Đột biến EGFR nghĩa là cơ thể cô sản xuất quá nhiều protein EGFR, một chất giúp tế bào phát triển và phân chia. Đột biến khiến tế bào của cô lớn lên và phân chia quá nhanh. May mắn thay, một số loại thuốc có thể chặn các thụ thể EGFR trên bề mặt tế bào, làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Nhờ phương pháp này mà Samantha không phải gánh chịu những hậu quả phụ của hóa trị. Nhưng cô phải dùng loại thuốc này mỗi ngày một lần, cho đến hết đời.

Đến nay đã 4 năm, cô vẫn sống tốt.

4 năm trôi qua, Samantha nay đã 36 tuổi và cảm thấy hy vọng nhiều hơn. Cô tin rằng bệnh nhân ung thư không nên lo lắng quá nhiều về những gì ngoài tầm kiểm soát, nó chỉ khiến cuộc đời tồi tệ hơn. Do đó, cô kiên trì uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không còn lo lắng về chuyện một ngày nào đó thuốc sẽ hết tác dụng và ung thư sẽ tái phát.

Vào lần kiểm tra gần đây hồi tháng 9, bác sĩ phát hiện cô vẫn còn 2 khối u và 1 kết tiết trong phổi – nhưng không có ung thư.

Thông tin thêm: Nghiên cứu cho thấy, 2/3 số ca ung thư phổi xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc lá. Đây là loại ung thư gây tử vong cao nhất ở phụ nữ.

Trong năm 2016, đã có hơn 106.000 phụ nữ Mỹ bị chẩn đoán mắc bệnh này. Tỉ lệ sống sót thấp hơn 5 lần so với những loại ung thư khác. Tỉ lệ sống qua 5 năm chỉ là 18%. Samantha muốn mọi người hiểu rằng ai cũng có thể mắc ung thư phổi nhưng đừng hết hi vọng, vì dù đã bước vào giai đoạn muộn nhưng cô và một số người khác đã hồi sinh thần kì.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.