Không có gì đáng sợ bằng việc cắn một miếng thức ăn ngọn lành mà phát hiện mình đang ăn phải thứ mốc meo trong miệng. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc đồ ăn bị mốc như thế nào chưa?
Saprophyte (bao gồm thực vật hoại sinh, nấm, vi sinh vật) là nguyên nhân chính gây ra quá trình phân huỷ của các vật chất hữu cơ đã chết. Chúng có thể lan truyền trong không khí hoặc tiếp cận thức ăn qua trung gian.
Một số loại thức ăn có lớp ngoài khô, nhẵn (như trái cây) là rào cản tự nhiên đối với vi khuẩn và nấm nên có thể không bị hư hỏng dù để vài ngày ở nhiệt độ phòng.
Tuy nhiên nếu lớp ngoài thực phẩm bị hư hỏng, vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công vào bên trong và quá trình phân hủy sẽ diễn ra nhanh chóng.
Gần đây, kênh YouTube Temponaut Timelapse vừa đăng tải video time-lapse (kỹ thuật kết hợp giữa nhiếp ảnh và video nhằm tạo ra những đoạn clip tua nhanh) ghi lại quá trình thực phẩm bị mốc. Để làm được điều đó, họ phải mất nhiều ngày để quay lại các clip này. Họ dành 19 ngày để quay lại quá trình dâu tây bị mốc, 2 tháng để quay quả dứa và cuối cùng, video của họ bao gồm những loại thức ăn phổ biến bao gồm dưa hấu, dâu tây, dứa, kiwi,...
Với sự bao vệ của lớp vỏ bên ngoài, quá trình phân huỷ của dâu tây phải mất tới 19 ngày.
Với dứa, dù bị bổ đôi nhưng vì kích thước của nó khá lớn mà nhóm phải dành 2 tháng để quay lại quá trình để quả dứa phân huỷ hết thịt bên trong của nó.
Quả Kiwi trở nên teo tóp trước sự tấn công của vi khuẩn, nấm mốc.
Ngay cả rượu vang cũng không phải ngoại lệ.
Quả dưa chuột ngon lành bị cắt ra và tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công nhanh hơn.
Có thể thấy rằng ruột dễ bị phân huỷ nhất, còn vỏ và quả vẫn là phần "khó nuốt" nhất của nấm mốc.
Chiếc bánh humburger cũng không thể tránh khỏi nấm mốc nếu để lâu ngày.
Hình ảnh cốc sữa từ lúc còn trắng tinh đến khi bị mốc đen.