Nền văn minh vũ trụ không tồn tại lâu dài

GD&TĐ - Ông Avi Loeb, Trưởng khoa Thiên văn ĐH Harvard (Mỹ) cho rằng, nhân loại sẽ không còn tồn tại trước khi Mặt trời thiêu đốt Trái đất ở giai đoạn cuối cùng.

Các nền văn minh vũ trụ đều tồn tại ngắn hơn ngôi sao của họ?
Các nền văn minh vũ trụ đều tồn tại ngắn hơn ngôi sao của họ?

Theo ông Loeb, nền văn minh của chúng ta “chết vì những vết thương tự gây ra cho mình” rất lâu trước thảm họa vũ trụ đang chờ đợi Trái đất sau vài tỷ năm nữa.

Trên tạp chí “Khoa học nước Mỹ”, ông Loeb giải thích rằng, có nhiều khả năng cứu vãn nhân loại khỏi mối nguy hiểm mà trong tương lai Mặt trời tạo ra cho Trái đất. Theo ông, nhân loại nhất thiết phải tạo ra “cấu trúc khổng lồ”, giúp chúng ta di chuyển đến một nơi an toàn.

Để tự cứu mình trước các hậu quả khi Mặt trời tắt ngấm, nhân loại phải tìm kiếm các hành tinh có thể sống được trong vũ trụ. Loài người phải tạo ra “các bản sao di truyền” động vật và thực vật mà chúng ta muốn lan truyền trong các hệ hành tinh khác.

Điều này làm giảm nguy cơ tuyệt chủng động vật và thực vật Trái đất do hậu quả của thảm họa vũ trụ. Nhân loại, theo Loeb, cũng có thể chế tạo “những công cụ cần thiết để tạo ra con người trên nhiều hành tinh. Do đó, nhân loại sẽ không phải vượt qua những khoảng cách khổng lồ giữa các hệ hành tinh, đồng thời có thể duy trì nòi giống”.

Loeb nhắc đến việc chế tạo các máy in đặc biệt, có thể “tái tạo các bản sao của chính chúng ta trên các hành tinh khác, thông qua việc xuất khẩu bản hướng dẫn gen của chúng ta”. Ông nói: “Chúng ta phải cảm thấy hài lòng vì có cảm giác an toàn sau khi sứ mệnh duy trì nòi giống kết thúc”.

Loeb cũng nghĩ đến khả năng một nền văn minh nào đó (trong đó có nền văn minh của chúng ta) đạt tới mức tiên tiến, có thể bắt đầu thuộc địa hóa các hành tinh khác. “Nền văn minh Trái đất có thể sẽ kết thúc vì những hậu quả tự gây ra, rất lâu trước khi Mặt trời đe dọa sự tồn tại của chúng ta.

Tại sao tôi lại nghĩ như vậy? Bởi vì sự im lặng từ các ngoại hành tinh trong vũ trụ mà chúng ta phát hiện ra, có thể chứng tỏ rằng các nền văn minh vũ trụ tiên tiến đều tồn tại ngắn hơn ngôi sao của họ” – ông Avi Loeb nhận định.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hiệu quả là mấu chốt

GD&TĐ - Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.