Nên quy định số lượng các cuộc thanh tra trong năm

GD&TĐ - Quy định số lượng các cuộc thanh tra trong năm là một trong nội dung được đại biểu Quốc hội cho ý kiến khi thảo luận dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.

Cần làm rõ một số quy định

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 25/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.

Phát biểu thảo luận dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng) nhất trí với các đại biểu về xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Đại biểu cho rằng, cụm từ không chồng chéo, trùng lắp được lặp lại nhiều lần.

Thực tế cho thấy, tuy không trùng về nội dung, thời điểm thanh tra nhưng có quá nhiều cuộc thanh tra, ảnh hưởng đến điều hành hoạt động của địa phương. Do đó, đại biểu đề nghị, nên quy định số lượng không quá bao nhiêu cuộc thanh tra trong 1 năm đối với bộ, ngành, địa phương.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng.

Tại Điều 76 về ban hành kết luận thanh tra, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, việc chậm ban hành kết luận thanh tra dự thảo luật còn bỏ trống, chưa được quy định rõ.

Thực tế cho thấy, còn gần 30 cuộc thanh tra của các cơ quan thanh tra Trung ương đối với lại bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đến nay vẫn chưa có kết luận. Thời gian chậm ban hành từ 1 năm đến hơn 6 năm. Đại biểu đề nghị, cần quy định rõ vấn đề chậm ban hành kết luận thanh tra trong dự thảo luật.

Cân nhắc việc thành lập các tổ chức thanh tra

Về quy định về cơ quan thanh tra được quy định tại Điều 9, đại biểu Mai Văn Hải –( Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) thống nhất với cơ quan thanh tra được thành lập. Đại biểu xuất rằng nên tiếp tục cân nhắc việc thành lập thanh tra Tổng cục, thanh tra Cục thuộc Tổng cục.

Đại biểu cho rằng, thành lập các tổ chức thanh tra, các cơ quan thanh tra trong Tổng cục hoặc là Cục thuộc Tổng cục sẽ là tăng về số lượng biên chế, chi phí tiền lương…

Về xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, đại biểu Mai Văn Hải đề xuất phương án nên quy định xử lý chồng chéo giữa thanh tra hành chính với nhau thành một nội dung và một nội dung là quy định về xử lý chồng chéo giữa thanh tra chuyên ngành.

Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Về quy định công khai kết luận thanh tra theo quy định tại Điều 77, đại biểu Mai Văn Hải cho rằng, xem xét về quy định thời gian công khai đối với việc công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hay công khai theo hình thức niêm yết tại cơ quan của đối tượng thanh tra.

Về vấn đề thu hồi tài sản sau thanh tra, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị, cần trao thêm quyền cho trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra để kịp thời xử lý tiền, tài sản vi phạm kể cả ngay trong quá trình thanh tra chứ không phải chờ sau khi kết luận thanh tra chúng ta mới ban hành các quy định để xử lý.

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Thịnh (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) - bày tỏ đồng tình và thống nhất cao với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Góp ý cụ thể về nội dung liên quan đến thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại biểu Thịnh nêu rõ, Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định về thanh tra chuyên ngành về thanh tra bảo hiểm xã hội ở Điều 13.

Theo đó, quy định thanh tra lao động thương binh và xã hội thực hiện thanh tra chuyên ngành về thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Thanh tra tài chính thực hiện thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của luật này và các pháp luật có liên quan.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Trên thực tế, việc thực hiện thanh tra chuyên ngành của các cơ quan bảo hiểm xã hội đã được tổ chức và hoạt động ở cả cấp trung ương và cấp địa phương đã phát huy hiệu quả.

Vì vậy trong trường hợp đưa phạm vi về thanh tra chuyên ngành của cơ quan bảo hiểm xã hội vào phạm vi điều chỉnh của Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này thì cần cân nhắc, nếu quy định phải đảm bảo cụ thể rõ ràng, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan này.

Đại biểu đề xuất nên đưa nội dung này ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Thanh tra (sửa đổi) và đề nghị thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Trước khi tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và nghe Nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Cùng với đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đồng thời Quốc hội tiến hành thảo luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.